xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạm bẫy từ công ty lừa

DUY QUÓC

Tháng 9-2006, anh Nguyễn V.T (ở Thanh Miện, Hải Dương) khăn gói lên Hà Nội tìm nơi đăng ký đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Trở về với bao hy vọng, anh bàn tính với vợ mượn 8 sổ đỏ của cha mẹ, anh em, bà con, đến ngân hàng thế chấp được 14.000 USD. Số tiền quá lớn này anh T. đặt vào “canh bạc” đi làm việc ở Úc cho Đoàn Thị Kim Thanh (sinh năm 1971, quê Phú Thọ), giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và Xuất nhập khẩu Hà Nội (trụ sở tại khu Đền Lừ 1, Hoàng Mai, Hà Nội)...

Tàn mơ, ôm nợ

Thế nhưng, đầu tháng 4 vừa qua, trong lúc chờ đợi viễn cảnh sang Úc làm việc sau 3 năm có bạc tỉ mang về thì vợ chồng anh T. bàng hoàng khi trên tivi phát tin Đoàn Thị Kim Thanh bị bắt vì tội lừa đảo. Ước mơ đổi đời phút chốc tan tành theo mây khói, trước mặt đôi vợ chồng này là món nợ khổng lồ khó có thể trả nổi.

Anh T. chỉ là một trong số hàng chục lao động nghèo có nhu cầu đi Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản, Đài Loan... bị thị Thanh lừa đảo. Thực chất thị Thanh là kẻ cầm đầu đường dây lừa đảo XKLĐ quy mô lớn, bị cơ quan điều tra Công an Hà Nội triệt phá. Dù không có chức năng XKLĐ, nhưng thị Thanh móc nối với một số đối tượng, công khai tổ chức tuyển chọn lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc... lừa 58 lao động ở các tỉnh lân cận Hà Nội với số tiền 290.000 USD và 800 triệu đồng, bình quân mỗi người bị lừa từ 4.500 – 10.000 USD.

Mới đây, Công an Hà Nội cũng đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND TP Hà Nội đề nghị truy tố Đoàn Đức Việt (sinh năm 1976, trú tại P.11, Q. GòVấp – TPHCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việt đứng ra thành lập Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ XNK Tân Thịnh và làm giám đốc. Để tạo lòng tin cho người lao động, Việt làm giả giấy phép XKLĐ của Bộ LĐ-TB-XH cấp. Thông qua các đầu mối ở TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai, Việt tổ chức tuyển hàng chục lao động, hứa đưa sang Singapore làm việc, với mức phí 4.000 USD/người. Số tiền của người lao động mà Việt chiếm đoạt là 174.000 USD và 190 triệu đồng.

Hai vụ lừa này, kể cả vụ lừa lao động các tỉnh ĐBSCL của Công ty TNHH Dịch vụ Lao động và Xây dựng An Đức mà Báo NLĐ đã thông tin, chỉ là số ít vụ lừa đảo dưới hình thức “cò” đứng ra thành lập công ty cổ phần, TNHH, đánh bóng tên tuổi bằng cái mác giám đốc rồi tiến hành các phi vụ lừa đảo, nhắm vào đối tượng có nhu cầu đi XKLĐ ở các nước có thu nhập cao. Rất nhiều vụ lừa đảo liên tục diễn ra thời gian qua có cùng “kịch bản” này.

Có thể kể thêm, ngày 17-4-2006, cơ quan điều tra Công an Hà Nội phát hiện vụ lừa đảo do Phạm Thị Ngọc (quê Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, trú ở ngõ 72 đường Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm, Hà Nội) cầm đầu. Để tạo lòng tin cho người lao động, Ngọc đứng ra mở Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Phát triển công nghệ cao, sau đó về các địa phương tuyển mộ lao động. Kết quả có 15 lao động ở các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, lấy 57.000 USD và 54 triệu đồng. Qua điều tra, cơ quan điều tra Công an Hà Nội còn phát hiện Ngọc lừa đảo chiếm đoạt của 54 người khác tổng số tiền 92.000 USD và gần 240 triệu đồng.

Càng khó đi, càng dễ bị lừa

img
Đầu tháng 5-2007, do chờ đợi quá lâu, nghi ngờ bị lừa sang Nhật Bản, Singapore, hàng chục lao động đến Trung tâm Đào tạo và Giáo dục định hướng thuộc Công ty Cung ứng thiết bị vật tư du lịch-Tomateco (25A Tân Sơn, phường 12, quận Gò Vấp-TPHCM) đòi lại tiền. Ảnh: V.HÙNG

Có một thực tế mà các cơ quan thẩm quyền đang rất đau đầu, đó là ngày càng có nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn do “cò’ đội lốt công ty thực hiện. Đáng chú ý hơn là hơn 80% số vụ lừa đảo đều nhắm vào lao động có nhu cầu đi làm việc ở Hàn Quốc. Năm 2002, Dương Thanh Hải đứng ra thành lập Công ty Cổ phần Đào tạo Đông Á (tại P. Phương Liệt, Q. Đống Đa – Hà Nội), sau đó cùng vợ là Vũ Thị Loan, kế toán công ty (sinh năm 1975, trú tại Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Q.Thanh Xuân – Hà Nội), tiến hành các hoạt động XKLĐ trái phép. Từ cuối năm 2005 đến trước khi bị bắt vào ngày 12-5-2006, hai vợ chồng giám đốc này cấu kết với một số đối tượng lừa 14 lao động quê Thái Bình, Vĩnh Phúc có nhu cầu đi Hàn Quốc, chiếm đoạt khoảng 500 triệu đồng. Cùng thời gian này, cơ quan điều tra Công an Hà Nội phát hiện thêm vụ lừa đảo của Bùi Thị Lan Anh (trú tại nhà 19 Thanh Xuân Bắc), giám đốc Công ty Toàn cầu JAK . Từ tháng 10 - 2005, bà Bùi Thị Lan Anh thành lập Công ty JAK, sau đó mở tiếp Trung tâm Ngôn ngữ văn hóa Việt – Hàn đóng tại Trung Hòa – Nhân Chính, công khai tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ với lời hứa đưa sang Hàn Quốc làm việc, thu của 30 lao động với mức 9.000 – 10.000 USD/người...

Kể từ khi VN triển khai chương trình hợp tác lao động theo Luật Cấp phép lao động cho lao động phổ thông nước ngoài (EPS), từ giữa tháng 8-2004 đến nay, các vụ lừa đảo lao động sang Hàn Quốc liên tục xảy ra. Ở chương trình EPS, theo quy trình, Bộ LĐ-TB-XH sẽ phân bổ một phần chỉ tiêu cho Cục Nhà trưởng – Bộ Quốc phòng, một số trường dạy nghề thuộc bộ, ngành Trung ương, sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành. Đối tượng ưu tiên là bộ đội xuất ngũ, học sinh trường nghề, lao động diện chính sách, hộ nghèo... Tuy nhiên, do chỉ tiêu có hạn trong khi nhu cầu cao gấp nhiều lần và do không thuộc đối tượng ưu tiên tuyển chọn, nhiều người phải chọn con đường tắt qua “cò”, với hy vọng “chạy” được suất sang Hàn Quốc, chung chi một khoản tiền từ 5.000 – 10.000 USD, thậm chí 15.000 USD, cao gấp rất nhiều lần so với chi phí quy định 654 USD.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo