xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CEO làm gì ở công ty đại chúng?

TS Phạm Trí Hùng

Doanh nghiệp (DN) VN đang đứng trước quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, từ công ty tư nhân hoặc công ty Nhà nước sang công ty cổ phần và đại chúng nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư. Từ quản trị công ty kiểu gia đình với người chủ kiêm giám đốc điều hành (CEO) trước đây sang quản trị công ty đại chúng, đang và sẽ xuất hiện nhiều vấn đề phải giải quyết.

Nhìn từ những vụ bê bối

Trên thế giới, đề tài quản trị công ty đại chúng đã trở thành vấn đề thời sự toàn cầu sau nhiều vụ bê bối mới đây, như vụ Công ty Enron, Công ty WorldCom ở Mỹ, vụ Công ty Vivendi ở Pháp, vụ Công ty Parmalat ở Ý... Điển hình như vụ Enron, chỉ trong vòng 1 năm, giá vốn của tập đoàn này trên thị trường chứng khoán trị giá 60 tỉ USD, giảm đến 80%. Người ta tranh luận rất nhiều và nguyên nhân có thể do tính minh bạch trong công bố thông tin, cách thức kiểm soát hoạt động của ban giám đốc cũng như những đòi hỏi và quyền lợi của nhà đầu tư... Còn ở VN, vụ tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà đem 17,7 tỉ đồng của công ty đầu tư mua cổ phiếu của 10 công ty đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, hay vụ lãnh đạo Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) dùng 16,360 tỉ đồng tiền vốn kinh doanh mua cổ phiếu trên thị trường OTC... như những tiếng chuông cảnh báo về tình trạng quản trị công ty (corporate governance).

Quản trị công ty đại chúng là một hệ thống thông qua đó công ty được định hướng, điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư, người lao động và những người điều hành công ty. Corporate - công ty - được ví như một con tàu và governance là lèo lái. Nghĩa là con tàu phải có thuyền trưởng và thủy thủ đoàn giỏi lèo lái để về đến bến thành công. Nói cách khác, để công ty tồn tại và phát triển, phải có sự dẫn dắt, điều hành của HĐQT, ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động mà những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi. Do vậy, cần phải có một cơ chế điều hành và kiểm soát công ty để nhà đầu tư, cổ đông có thể kiểm soát HĐQT, kiểm soát việc điều hành công ty để đem lại hiệu quả cao nhất. Do chưa thiết lập được hệ thống chuẩn cho vấn đề này, không ít DN còn rất lúng túng hoặc thực hiện một cách tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp.

Lỗ hổng trong quản trị

Hiện nay, hầu hết các công ty đại chúng ở VN đều có nhà đầu tư, cổ đông chi phối, đặc biệt các công ty hình thành từ cổ phần hóa DN Nhà nước thường có người đại diện nắm giữ số cổ phần chi phối. Điểm lợi ở đây là cổ đông chi phối có thể kiểm soát tốt hơn nghĩa vụ thận trọng và trung thành của người quản lý công ty, các khoản đầu tư lớn sẽ gắn kết lợi ích của cổ đông chi phối và nhà đầu tư đại chúng. Tuy nhiên, điểm bất lợi là lợi ích cho cổ đông chi phối không phải bao giờ cũng được chia sẻ cho nhà đầu tư đại chúng, nếu cơ chế cổ đông chi phối hoạt động kém hiệu quả giá trị của công ty sẽ giảm nghiêm trọng.

Có một thực trạng rất đáng lưu ý là ở VN hiện nay, những vi phạm trong quản trị công ty đại chúng có rất nhiều, từ việc chủ tịch HĐQT bỏ qua ý kiến cổ đông, đại hội cổ đông được tổ chức qua loa, hình thức đến chuyện chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc lấy tiền của công ty chi dùng cá nhân, đầu tư vào những dự án có lợi cho gia đình mình... Điều đáng nói là, trong khi ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, các nước trong Liên hiệp châu Âu và cả Trung Quốc đã có những quy định riêng về các chuẩn mực quản trị công ty để hạn chế vấn đề vi phạm lợi ích của cổ đông thì pháp luật VN chưa quy định rõ ràng về chế tài đối với các hành vi vi phạm lợi ích cổ đông.

Bài học cho nhà quản lý

Trong công ty đại chúng luôn có sự tách biệt giữa quyền sở hữu, quyền điều hành và nhà đầu tư hiểu rằng sẽ có ai đó đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến giá trị của khoản đầu tư của họ. Ở đây nổi lên vai trò của quản trị công ty như một công cụ, một sự bảo đảm để nhà đầu tư có thể kiểm soát, tin tưởng những người quản lý công ty sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn. Quản trị công ty được hiểu như một quy trình, một tiêu chuẩn chung về hành vi, thay thế cho các nghĩa vụ cụ thể của hợp đồng vay nợ. Nếu quản trị công ty không đem lại nhiều bảo đảm cho nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ trả giá thấp cho cổ phần của công ty. Các nhà lãnh đạo, đặc biệt trong vai trò là người lèo lái con tàu, -CEO- phải hiểu, biết làm và tránh những gì bất lợi cho công ty và nhà đầu tư.

Để làm được điều đó, một mặt cần có giải pháp từ Nhà nước, luật hóa các quy định, chế tài về quản trị công ty đại chúng, một mặt các nhà lãnh đạo DN, CEO phải chủ động học hỏi, nâng cao những hiểu biết về quản trị công ty trong bối cảnh mới. Đây là vấn đề rất đáng lưu tâm vì xu hướng phát triển của công ty đại chúng và sẽ trở nên phổ biến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo