xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyên gia làm tượng thú

Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Tự mày mò, học hỏi, ông Dương Việt Hùng đã thành công với nghề làm tượng thú hoang dã, phục vụ các khu vui chơi, giải trí

Xưởng sản xuất tượng thú Song Phụng nằm ở tổ 1, ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi - TPHCM. Mỗi khi có dịp qua đây, tôi hay dừng lại ngắm nhìn hàng trăm con thú lớn nhỏ như sư tử, cọp, báo, voi, tê giác, nai, trâu, bò, hươu, chim, cò... giữa cánh đồng mênh mông. Không gian đó khiến người ta liên tưởng đến vẻ hiền hòa, nhường nhịn, chung sống bình yên của tự nhiên. Ông Dương Việt Hùng, Giám đốc Công ty Điêu khắc Trang trí Song Phụng, chủ nhân của “vườn thú nhân tạo” ấy, vui vẻ nói: “Tôi vừa ở khu vui chơi Madagui - Lâm Đồng về. Ở đấy, họ đặt cả trăm con thú lớn nhỏ, tôi phải đưa toàn bộ nhân công lên để thi công. Trước đó, tôi cũng vừa hoàn tất công trình thiết kế cho nhà sách Thành Nghĩa ở Quảng Ngãi”.
 
img

Ông Dương Việt Hùng (phải) đang hướng dẫn công nhân làm khuôn mẫu

 
Tìm tòi, tự học
 
Những ngày này, đến xưởng sản xuất tượng thú Song Phụng sẽ thấy không khí thật khẩn trương. Công nhân đang làm việc miệt mài để kịp ra lò những con thú phục vụ các khu vui chơi trong dịp Tết. Những chiếc khuôn nằm ngổn ngang giữa cát, đá, xi măng, sắt, vôi, sơn. Ông Trần Quang Hổ, người thợ làm thú lâu năm của xưởng, đang nhanh tay cho xi măng vào chiếc khung sắt để hoàn tất chân chú ngựa vằn. Chiếc bay trên tay ông lướt nhẹ theo từng đường cong để lớp hồ dính vào khung bằng sắt. Ông tâm sự: “Làm tượng thú rất vất vả, phải qua nhiều công đoạn. Nhưng khó nhất vẫn là tạo khuôn mẫu. Người duy nhất đủ khả năng làm khuôn chính là chú Hùng, giám đốc”.
 
Hiện Xưởng Song Phụng giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động.  Anh Đặng Văn Ngọc, quê Phù Mỹ, Bình Định, cho biết: “Trước đây, tôi không có việc làm cũng như nghề nghiệp. Từ khi vào đây, được anh Hùng chỉ dạy tận tình, tôi đã rành các công đoạn làm khuôn, làm thú”.
 

Còn chị Trần Thị Loan, quê ở Huế, làm việc cho xưởng gần 2 năm, cho rằng: “Nhờ có anh Hùng mà gia đình tôi có cuộc sống ổn định vì cả chồng, con tôi cũng được anh Hùng dạy nghề”. Ông Dương Việt Hùng cho biết: “Tôi đang khảo sát dòng sản phẩm tượng thú làm từ nhựa để tiện cho khách hàng trong và ngoài nước khi vận chuyển đi xa”. 

Giám đốc Dương Việt Hùng mới ngoài bốn mươi, dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, hậu quả của những tháng ngày ông miệt mài theo các công trình. “Cách đây hơn 15 năm, tôi là thợ hồ cho Công ty Vĩnh Cửu chi nhánh tại Vũng Tàu. Trong những ngày làm việc tại đây, tôi thường tìm đến tổ làm khuôn để xem quy trình. Đứng nhìn những người thợ làm khuôn, tôi rất thán phục tay nghề của họ. Nhìn riết rồi quen những công đoạn ấy khi nào không hay. Đến nỗi khi làm là tôi nhớ vanh vách”- ông Hùng kể. 
 
Ông chính thức bước vào nghề làm khuôn sau 2 năm làm thợ. Lúc bấy giờ, nhu cầu sửa và xây nhà của người dân rất nhiều. Ông bộc bạch: “Trần thạch cao và chỉ viền cho tường nhà là sản phẩm không thể thiếu, sao mình không làm khuôn chuyên về bông trần, chỉ tường bán cho các cơ sở sản xuất? Tôi nghĩ vậy nên xin nghỉ việc, mở cơ sở sản xuất riêng chuyên làm khuôn mẫu cung cấp cho các cơ sở sản xuất thạch cao. Ngoài khuôn mẫu, tôi còn sản xuất bông trần, chỉ tường”.  Với mẫu mã đa dạng, sắc sảo, ngay từ khi “trình làng”, sản phẩm của ông đã chinh phục được khách hàng ở nhiều tỉnh, thành. Ông tâm sự có được điều này là do ông chọn đúng thời điểm thị trường cần nhưng những người trong nghề xây dựng thì cho rằng chính nhờ sự chịu khó tìm tòi, học hỏi và nhanh nhạy mà ông đã chinh phục được khách hàng.
 
Đi tìm cái mới
 
Khi đã khá thành công trong lĩnh vực sản xuất vật liệu trang trí, ông lại nghĩ đến việc làm ra những sản phẩm mới. Nắm bắt được xu hướng thích tạo không gian mới lạ của các khu vui chơi, giải trí, biệt thự... ông thử tạo ra các sản phẩm tượng thú phục vụ các công trình. Vốn có tay nghề về khuôn mẫu, ông liền mày mò làm khuôn. Ông nhớ lại: “Cái khó khi làm khuôn là làm sao cho những chi tiết của thú phải thật, phải phù hợp từ vóc dáng đến khung xương. Đặc biệt, mặt khuôn phải bóng đẹp thì những sản phẩm làm ra mới không bị lỗi. Sau nhiều lần thử nghiệm, chỉnh sửa, cuối cùng, tôi cũng làm được những chiếc khuôn như ý”.
 
Hàng loạt sản phẩm tượng thú ra đời sau đó. Những chú cọp với dáng đi dũng mãnh, những chú voi có chiếc ngà to, những con hươu với chiếc cổ dài lần lượt được xuất xưởng. Nhiều khu vui chơi giải trí tìm đến đặt hàng. Công trình đầu tay mà ông thực hiện là Khu Du lịch Sông Lô (Khánh Hòa). Sau đó là các khu du lịch như Suối Tiên, Đầm Sen, vườn hoa Đà Lạt, thung lũng Tình yêu, nhà sách Thành Nghĩa... cùng nhiều công trình dân dụng khác. Ông hào hứng kể: “Những con thú lớn như voi, sư tử, hươu thì phù hợp cho các khu vui chơi có diện tích lớn. Còn những chú trâu, nai, chim, cò... dành cho việc thiết kế sân vườn của các biệt thự”.
 
Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà nhiều du khách nước ngoài, Việt kiều cũng thường xuyên đặt hàng của ông. Những chú ngựa vằn, voi, hươu, khỉ, chim, cò... lần lượt được xuất sang các nước. Giờ đây, cái tên “Hùng làm tượng thú” đã được nhiều khách hàng trong, ngoài nước biết đến.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo