xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nghiệp phần mềm - vắng bóng nhân lực "chất"

Theo Võ Hiền (VTV)

Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 750 doanh nghiệp phần mềm với hơn 35000 chuyên viên. Thế nhưng con số này vẫn chưa đủ để đưa ngành phần mềm nước ta bắt kịp với tốc độ phát triển như mong muốn. Sự thiếu vắng trầm trọng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cấp cao đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng doanh thu ngành này còn thấp. Vậy, giải pháp nào để giúp ngành có thể đạt đến những mục tiêu của mình?

Chất lượng nhân lực phần mềm

Năm 2005, doanh thu từ ngành phần mềm là 500 triệu USD. Mục tiêu của ngành đến năm 2010 là đạt doanh thu 800 triệu USD đến 1 tỷ USD. Thế nhưng với chất lượng nhân lực phần mềm như hiện nay và thực trạng đào tạo nguồn lao động tương lai cho ngành này khiến cho các chuyên gia lĩnh vực này nhận định Việt Nam khó có thể đạt được chỉ tiêu nếu không nhanh chóng có một chiến lược đẩy mạnh phát triển nhân lực.

Nhân lực phần mềm Việt Nam theo đánh giá là có những ưu điểm như năng lực tốt, thông minh, có đầu óc lý luận và toán học. Người Nhật, một trong những đối tác lớn và quan trọng của nước ta trong lĩnh vực này cũng xếp hạng lao động phần mềm Việt Nam là số một, vượt qua cả Trung Quốc. Theo họ, các chuyên viên phần mềm Việt Nam có chuyên môn giỏi và biết giữ lời hứa. Thế nhưng, lao động ngành này lại có những nhược điểm khó có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh và chuyên nghiệp cao hiện nay như thiếu kĩ năng làm việc theo nhóm, tính kỷ luật yếu, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ không đạt yêu cầu.

Đánh giá một cách khách quan, nhân lực ngành phần mềm nước ta nói chung còn thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng, không đồng đều. Phần lớn các cử nhân công nghệ thông tin yếu ngoại ngữ, không đủ khả năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nếu không được đào tạo thêm các kỹ năng khác. Nguồn nhân lực nước ta dường như chưa sẵn sàng cho những mục tiêu lớn hơn của ngành. Thực trạng đó khiến những nhà quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực này phải đau đầu.

Nguồn nhân lực hiện tại đã thế, nguồn nhân lực trong tương lai là những sinh viên đang theo học lĩnh vực này cũng đáng phải lo lắng. Hàng năm, hệ thống đại học cung cấp 5000 – 6000 kỹ sư công nghệ thông tin/ năm. Con số này chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này. Số lượng các kỹ sư CNTT do các trường đại học công, đại học dân lập, đại học mở bán công đào tạo đang tăng về số lượng nhưng chất lượng lại chưa đảm bảo, chưa đồng bộ. Sinh viên chưa có cơ hội thực tế nhiều. Các trường cũng chưa có khả năng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với những kĩ thuật mới. Lý thuyết chưa đi đôi với thực hành nhiều. Thử hỏi các cử nhân tương lai sẽ loay hoay mất bao lâu để có thể bắt nhịp với thực tế công việc. Vấn đề đó đòi hỏi các trường phải có khung đào tạo như thế nào để có thể cung cấp nguồn nhân lực làm việc được. Bởi thực tế cho thấy hầu hết các nhà tuyển dụng đã thực sự mệt mỏi với việc đào tạo lại.

Giải pháp nào cho nhu cầu “nóng”

Sự thiếu vắng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cấp cao khiến cho nhu cầu tuyển dụng của ngành công nghệ phần mềm càng lúc càng nóng. Các nhà tuyển dụng cho biết trong những năm trở lại đây, sự bùng nổ công nghệ thông tin kéo theo việc tuyển dụng các ứng viên trong lĩnh vực này luôn là ưu tiên hàng đầu của các công ty. Trên các trang web tuyển dụng, các trang web của công ty, doanh nghiệp không bao giờ vắng bóng các thông tin "săn người" thuộc lĩnh vực này. Cánh cửa vào ngành này rộng mở như thế nhưng tình trạng khan hiếm lại bắt nguồn từ chính chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, chiến lược phát triển nhân lực ngành phải bắt đầu từ hệ thống đào tạo này.

Các trường thuộc lĩnh vực này cần nhận thức rõ hơn nữa yêu cầu của nền kinh tế và môi trường làm việc đang ngày càng chuyên nghiệp, đòi hỏi cao hơn để có những giải pháp đồng bộ đưa chất lượng đào tạo theo kịp với tốc độ phát triển của ngành, hướng đến mục tiêu mà ngành đặt ra.

Việc hợp tác lâu dài với các trường đại học quốc tế đang là lựa chọn của hầu hết các trường đại học nhằm phát triển điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên. Việc trao đổi du học sinh, việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các trường được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, không chỉ từ phía hệ thống đào tạo, người lao động ngành nghề này cũng cần phải nhận biết được những thay đổi đi lên của ngành để tự trang bị cho mình kiến thức và kĩ năng thích ứng kịp thời những yêu cầu của môi trường làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là tăng cường vốn ngoại ngữ và kĩ năng làm việc.

Bài toán nhân lực ngành công nghệ phần mềm trở thành vấn đề bức thiết trước tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ thông tin toàn cầu. Việt Nam đang chuyển mình trong không khí hội nhập, lĩnh vực công nghệ thông tin liệu có đủ sức bước ra biển lớn hay không, con người vẫn là nhân tố hàng đầu trả lời câu hỏi đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo