Tự tin vào năng lực bản thân
Một kỹ sư tin học vừa ra trường đang dự tuyển vào chức danh lập trình viên của một công ty phần mềm. Sau ngày phỏng vấn anh được giám đốc kỹ thuật, một Việt kiều Mỹ, mời đi uống cà phê cùng với một số ứng viên tiềm năng khác. Mục đích là để ứng viên tiềm năng và nhà tuyển dụng có dịp tìm hiểu nhau nhiều hơn trước khi đi đến quyết định tuyển dụng. Một lát sau khi đến quán cà phê, anh kỹ sư tin học kia xin gặp riêng giám đốc kỹ thuật. Khi chỉ có hai người, anh kỹ sư trao cho vị giám đốc kỹ thuật một phong bì trong đó có tiền rồi nói “em gửi riêng anh cái này để gọi là cảm ơn trước, mong anh cứu xét cho em được vào làm với công ty, có gì em và gia đình sẽ biết ơn anh nhiều”. Hậu quả: Anh ứng viên kỹ sư nọ đã bị loại vì, theo người giám đốc kỹ thuật, anh ta “không tự tin vào năng lực bản thân”.
Sáng tạo, dám làm dám chịu
Một chuyên viên chất lượng trẻ rất có năng lực và trình độ sau 3 năm làm việc trong công ty vừa được thăng chức lên trưởng phòng chất lượng, thay thế người tiền nhiệm nước ngoài, và báo cáo trực tiếp lên tổng giám đốc. Trước kia quen với cách làm việc theo chỉ đạo cụ thể, quản lý kề cận và không phải ra quyết định độc lập, nay ở cương vị mới, vị trưởng phòng này đã chật vật khi sếp rất ít khi ở trong công ty và chỉ tiêu được giao rất rộng, dài hạn và khá trừu tượng. Thêm vào đó còn cả việc quản lý một đội KCS và các chuyên viên chất lượng khác. Để giải quyết vấn đề, vị trưởng phòng đã yêu cầu tổng giám đốc cụ thể hóa mọi chi tiết của các chỉ tiêu được giao. Kết quả cuối năm vị trưởng phòng đã hoàn thành 100% mọi chỉ tiêu được giao, không hơn không kém. Hậu quả: Sau một năm nhân viên này đã từ một chuyên viên loại A (ưu tú) tụt xuống một trưởng phòng loại D (E là thấp nhất).
Với những trường hợp trên, tôi mong rằng các bạn tránh những sai lầm đáng tiếc để trở thành những người nằm trong danh sách được doanh nghiệp cần giữ lại, cho dù doanh nghiệp ấy là doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài, lớn hay nhỏ, chuyên nghiệp hay chưa chuyên nghiệp.
Bình luận (0)