xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi thiếu niềm tin

TUẤN TRẦN

Khi người lao động không còn tin tưởng vào cấp trên thì nỗ lực làm việc và hiệu suất công việc bị giảm sút

Tình cờ gặp Tôn Nữ Lan Nhi, một người quen cũ ở sân bay Tân Sơn Nhất trong chuyến bay sang Singapore mới đây, tôi rất ngạc nhiên khi biết chị đã chyển sang một công ty khác chứ không còn làm cho Công ty Thực phẩm K. Chị giải thích: “Tôi cũng cứ tưởng mình sẽ gắn bó dài lâu với nơi ấy sau hơn 10 năm cùng chia bùi sẻ ngọt nhưng mọi việc lại không như mong muốn nên chia tay là giải pháp tốt cho cả hai bên”.

img
Các nhà quản lý của Công ty DI (KCX Linh Trung II) tham gia hội thi nấu ăn cùng công nhân.
Sự đồng cảm, chia sẻ giữa các nhà quản lý và người lao động rất cần cho hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh: THANH NGA

Không còn động lực

Lan Nhi làm việc tại Công ty Thực phẩm K. từ năm 2001 sau khi nhận bằng thạc sĩ ở nước ngoài. Ban đầu chị làm ở bộ phận kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm; sau đó chuyển sang làm quản đốc phân xưởng, giám đốc nhà máy bánh kẹo rồi giám đốc kinh doanh của công ty. Năm 2009, công ty gặp khó khăn, chị đề xuất chuyển hướng sang thị trường trong nước và khu vực Đông Nam Á với những sản phẩm thế mạnh của công ty. Thế nhưng, HĐQT và tổng giám đốc lại quyết định chuyển sang kinh doanh nước giải khát và đầu tư vào bất động sản với hy vọng 1-2 năm sau tình hình sẽ sáng sủa giống như lần trước.

“Bất động sản đóng băng đến giờ vẫn chưa tan; còn nước giải khát thì mình đi sau người ta, sản phẩm không có gì đặc biệt nên không tìm được chỗ đứng trên thị trường. Chúng tôi tranh cãi hết ngày này qua ngày khác; thậm chí căng thẳng đến mức không nhìn mặt nhau dù trước đây đã từng là những ê kíp làm việc ăn ý. Cuối cùng tôi chọn giải pháp ra đi. Thật sự tôi không muốn làm như vậy nhưng không còn sự lựa chọn nào khác bởi một khi mình không còn tin tưởng vào lãnh đạo thì sẽ không còn động lực để làm việc. Tôi đi rồi, tình hình cũng không khá hơn. Các bộ phận khác cũng có nhiều người nghỉ việc” - Lan Nhi buồn bã chia sẻ.

Phản ứng tiêu cực

Ra đi vì giảm sút niềm tin chiếm đến 48% trong số những người tham gia đợt khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ nhân lực Việt. Trong số 2.814 người đăng thông tin tìm việc trên trang web của trung tâm trong 4 tháng đầu năm 2013, trả lời câu hỏi vì sao rời bỏ nơi làm việc trước đó thì có đến gần 1.400 người đánh dấu vào lý do “giảm sút niềm tin vào năng lực, phẩm chất của lãnh đạo”. Cụ thể là lãnh đạo nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo, hứa hẹn rồi không thực hiện, thích nghe lời nịnh hót…

“Không thích nhau nữa, không tin nhau nữa thì chia tay, đó là cách xử sự văn minh. Ở công ty tôi, nhân viên còn thông đồng với nhau quậy “đục nước”, giám đốc phải trình báo công an nhờ can thiệp”. Ông N., nguyên trưởng phòng nhân sự một công ty có trụ sở tại quận Thủ Đức - TPHCM, cho biết như vậy. Ông vừa nộp đơn xin nghỉ việc vì không chịu nổi áp lực.
Ông cho biết do giám đốc hứa tăng lương, cải thiện bữa ăn từ đầu năm nhưng không thực hiện; mỗi lần người lao động thắc mắc thì giám đốc lại trả lời “Làm được thì làm, không làm được thì nghỉ” nên họ bức xúc. Kết quả là có người lén sửa quy cách đơn hàng dẫn đến sản phẩm bị lỗi; thiệt hại do phải sửa chữa và bị phạt vì chậm tiến độ giao hàng lên đến hơn 1 tỉ đồng.
Chi phí điện, nước tăng; nguyên phụ liệu thất thoát, hư hỏng đạt con số kỷ lục; tình trạng mất cắp gia tăng. Nghiêm trọng hơn, nhiều nhân viên còn tố cáo công ty trên mạng; một đối tác lớn ở Phần Lan đọc được, lập tức cử đoàn sang kiểm tra. Sau khi phát hiện công ty vi phạm các tiêu chuẩn lao động, đối tác này đã cắt hợp đồng. Ông N. cho biết: “Điều anh em bức xúc là thái độ của giám đốc công ty.
Lẽ ra phải giải thích lý do vì sao chưa thể thực hiện được cam kết thì giám đốc trong lúc căng thẳng lại… phang ngang khiến mọi người càng thêm bức xúc. Điều đó cộng với việc thu nhập, đời sống khó khăn khiến họ phản ứng tiêu cực”.

Phải có giải pháp phù hợp để củng cố niềm tin

Ông Nguyễn Mạnh Giao, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nhân lực Việt, cho rằng khi người lao động không còn tin tưởng vào cấp trên thì nỗ lực làm việc và hiệu suất công việc bị giảm sút. Do vậy, khi thấy nhân viên có những biểu hiện như: giảm cung cấp thông tin, hạn chế giao tiếp, đòi hỏi phải giải thích rõ về mục đích của các quyết định mới được ban hành, thắc mắc về quyền lợi, không thiết tha đóng góp xây dựng doanh nghiệp, không tích cực tham gia các hoạt động của doanh nghiệp… thì lãnh đạo cần có những giải pháp phù hợp để củng cố niềm tin cho người lao động; nếu không, đến một lúc nào đó, doanh nghiệp phải gánh lấy thất bại nặng nề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo