Bà Trần Thị Bạch Tuyết (phải) đang dệt chiếu truyền thống
Nói đến chiếu, người dân Nam Bộ thường nghĩ đến chiếu Cà Mau với bài vọng cổ đi vào lòng người nhiều thế hệ Tình anh bán chiếu. Nhưng cũng ở miền Tây, có một làng chiếu truyền thống không thua kém gì chiếu Cà Mau - làng chiếu Long Định (xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, những người dân của làng đã sống và cống hiến với nghề để cho ra đời những đôi chiếu đẹp nhất cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Bí quyết của làng
Tỉnh lộ 867 nằm cạnh con kênh Nguyễn Tấn Thành, nơi dẫn vào làng chiếu Long Định, hai bên đường phơi đầy những bó lác nhuộm đủ sắc màu. Chúng tôi đến cơ sở chiếu Ba Mốc tại số 50 khu phố Lương Minh Chánh, xã Long Định, huyện Châu Thành- Tiền Giang khi những người thợ đang tất bật bên khung dệt, máy may. Bà Trần Thị Bạch Tuyết, chủ cơ sở liền tay bó những bó lác đã nhuộm màu. Khi những sợi lác đủ màu được bó gọn gàng, chất cạnh nhau, bà ngồi vào khung dệt. Đút những sợi lác vào khung, kéo mạnh cần gỗ nằm về phía sau, bà nói: “Khi dệt, cần kéo mạnh để chiếu không bị hở thì mới đẹp, bền”.
Hơn 40 năm làm chiếu theo phương thức truyền thống, bà Tuyết đúc kết kinh nghiệm: “Chiếu đẹp, lác phải thật khô, trắng, cọng bóng tròn, không quá to. Kỹ thuật dệt là yếu tố quyết định chiếu đẹp hay xấu. Khi dệt, không để lác gãy, tránh bị hở. Công đoạn tạo màu cũng lắm công phu. Muốn màu không phai, không dính lên quần áo khi nằm, lác phải được nhúng vào chảo màu đang sôi, chờ cho nước sôi lại lần nữa để màu thấm vào từng sợi lác. Đặc biệt, khi may chiếu, đường may phải sắc nét, không dày hay quá thưa”. Với cách làm thủ công, trong vòng 2 giờ, bà Tuyết hoàn thành một chiếc chiếu.
Theo những người dân ở đây, làng chiếu Long Định có từ năm 1954, do những người Bắc di cư vào
Làm chiếu theo công nghệ hiện đại
Để phát triển và giúp người dân làng nghề sản xuất, tháng 11-2007, tỉnh đã thành lập HTX cho làng nghề. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đăng ký thương hiệu làng chiếu Long Định. Trong tương lai, để giúp làng nghề phát triển, chúng tôi sẽ xây dựng vùng nguyên liệu, đào tạo tay nghề cho người lao động để người dân tạo nhiều sản phẩm đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. |
Với 5 chiếc máy dệt được đầu tư (mỗi máy trị giá 30 triệu đồng), mỗi ngày, cơ sở của bà Thục cho ra đời 50 chiếc chiếu các loại. Không chỉ có máy dệt, cơ sở còn đầu tư thêm máy đánh chỉ giúp người dệt chiếu tiện lợi hơn trong quá trình làm khung. Cũng với quy trình làm chiếu hiện đại, người lao động có năng suất cao hơn và thu nhập cũng ổn định hơn.
Xuất khẩu chiếu sang nhiều nước
Hiện cơ sở Minh Học không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài loại chiếu lác truyền thống, cơ sở còn cho ra đời chiếu bằng lục bình, chiếu lác xe sợi và những vật dụng thủ công mỹ nghệ từ lác, lục bình... Chiếu Long Định giờ không chỉ có mặt tại các tỉnh, thành trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật, Mỹ...
Cũng với nghề làm chiếu, nhiều người dân trong làng đã giàu lên. Thêm nhiều ngôi nhà mới khang trang, những người lao động quanh năm gắn bó với ruộng đồng giờ lại có thêm thu nhập. Chị Trần Thị Loan, nhà ở ấp Mới, một thợ dệt chiếu của làng, cho biết: “Mỗi tháng, từ công việc dệt chiếu, tôi kiếm được 1,5 triệu đồng. Nhờ vậy, cuộc sống ổn định hơn”.
Còn anh Bùi Tuấn Anh, một người thợ làm chiếu của làng, cũng vừa đầu tư tiền mua thêm máy may để may chiếu. Chỉ vào đứa con gần 2 tuổi đang chơi đùa cạnh những chiếc chiếu vừa hoàn tất, anh hăm hở: “Ngày xưa, nhờ nghề chiếu mà cha mẹ tôi đã nuôi tôi khôn lớn. Giờ cũng với nghề này, tôi lại tiếp tục nuôi con. Tôi luôn muốn nghề phát triển để sau này con tôi có cơ hội được nối nghiệp cha ông mình”.
Bình luận (0)