xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động nữ bị phân biệt đối xử

Bài và ảnh: Hồng Đào

Lao động nữ còn chịu nhiều thiệt thòi trong công việc, gia đình và xã hội

Dù luật có quy định đối xử công bằng với tất cả lao động nam và nữ nhưng thực tế thu nhập của lao động nữ thấp hơn lao động nam 15% đến 30%”. Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, trưởng nhóm tư vấn độc lập, cho biết như vậy tại hội thảo “Thực hiện luật bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, hướng đi bền vững cho doanh nghiệp (DN)” do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam vừa tổ chức tại TP HCM.

Luôn chịu thiệt thòi

Cũng theo bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, thực tế lương của lao động nam và nữ ngang nhau nhưng tiền thưởng khác nhau. Trong khi lao động nam làm đầy đủ ngày công thì lao động nữ phải thực hiện thiên chức làm mẹ, rồi phải nghỉ việc chăm lo khi con ốm đau, bệnh tật. “Thậm chí lao động nữ phải nghỉ việc khi ba mẹ chồng, ba mẹ ruột bị bệnh và đưa cả bà con ở quê lên đi khám bệnh...” - bà Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc UNESCO Việt Nam, bổ sung. Đứng ở góc độ lãnh đạo một DN, bà Đoàn Thị Mỹ Hạnh cho biết trong một DN nhỏ nhưng có 2-3 lao động nữ nghỉ thai sản cùng lúc là vấn đề vô cùng khó khăn cho DN. DN phải tuyển người mới, mất thời gian đào tạo rồi bối rối khi người cũ trở lại làm việc trong khi người mới đã quen việc... Đó chính là lý do nhiều DN e ngại trong việc sử dụng lao động nữ.
img
Lao động nữ đang làm việc tại Tổng Công ty CP May Nhà Bè

“Luật quy định phải có sự đối xử công bằng nhưng ở Việt Nam, nhìn lao động nữ, DN nghĩ ngay đến việc nghỉ 6 tháng thai sản. Nhiều khi họ chấp nhận tuyển một lao động nam khả năng kém hơn một chút, trình độ thấp hơn một chút nhưng không có 2 lần nghỉ 6 tháng” - bà Nguyễn Thị Diệu Hồng nêu một thực tế. Bà còn cho biết một tập đoàn rất lớn của Việt Nam khi ký HĐLĐ đã buộc lao động nữ ký thêm một một hợp đồng phụ là không được mang thai trong thời gian 2 năm đầu làm việc ở công ty. “Nhiều DN rất ghét vấn đề nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh vì nếu làm việc theo dây chuyền thì điều này khó thực hiện” - bà Hồng cho biết thêm.

Bị rào cản về tâm lý

Không chỉ bị phân biệt đối xử, lao động nữ còn chịu sức ép từ nhiều phía. Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty Hồn Việt, cho biết: “Luật quy định lao động nữ phải được bảo đảm an toàn trong khi di chuyển đến nơi làm việc, không làm việc trong môi trường độc hại... nhưng thực tế điều này vẫn chưa làm được. Lao động nữ còn thường xuyên bị bạo lực tinh thần như bị mắng chửi, xúc phạm. Thậm chí nhiều người còn bị lạm dụng tình dục nơi công sở như bị bắt đi tiếp khách với sếp”. Đó là nơi làm việc, còn về nhà, nhiều phụ nữ bị rào cản từ phía người chồng luôn muốn vợ phục tùng, không muốn vợ học hành, thăng tiến vì người đàn ông mặc cảm có vợ ưu tú, thu nhập cao hơn mình.

Cùng suy nghĩ này, bà Trịnh Thị Mai Trâm, Trưởng Phòng Hệ thống Công ty Garmex Sài Gòn, phân tích: “Ông bà ta thường nói: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Xây nhà thì trong một giai đoạn ngắn trong khi đó xây tổ ấm rất dài, thậm chí hết cả cuộc đời vì thế nhiều lao động nữ chấp nhận sự thua thiệt, lùi về phía sau cho người đàn ông được tiến lên”.

Tạo ra sự công bằng

“Bình đẳng không có nghĩa là bắt đầu cuộc chạy, ai có sức, chạy nhanh thì về đến đích. Bình đẳng có nghĩa là phải tạo điều kiện cho lao động nữ được làm việc, được cống hiến ngang bằng với nam” - ông Nguyễn Hải Đạt, cơ quan phụ nữ Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh. Ông Đạt kể qua khảo sát một DN ở Đồng Nai làm việc 3 ca, lương làm việc ca 3 được trả cao hơn nhưng đa số các lao động nữ đều từ chối làm ca 3 vì họ lo lắng về an ninh sau khi tan ca. Hiểu được vấn đề này, DN đã bố trí xe đưa đón và cho một số công nhân nam đưa các chị về tận nhà. Điều này đã tạo điều kiện để lao động nữ được làm việc ca 3, được tăng thu nhập như lao động nam.

“Nếu ai chê lao động nữ thì tôi vẫn thích tuyển lao động nữ vì họ làm việc rất chăm chỉ, sức chịu đựng tốt lại mềm mỏng, ôn hòa” - bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ nhiệm HTX Ba Nhất, cho biết. Hiện HTX của bà Cúc sử dụng hơn 90% là lao động nữ.
7 nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ
1. Thiết lập sự lãnh đạo về bình đẳng giới ở cấp cao của DN.
2. Đối xử công bằng với tất cả lao động nam và lao động nữ tại nơi làm việc, tôn trọng và hỗ trợ các quyền con người, không phân biệt đối xử.
3. Bảo đảm sức khỏe, an toàn và phúc lợi đối với tất cả lao động nam và nữ.
4. Thúc đẩy giáo dục, đào tạo và phát triển chuyên môn đối với phụ nữ.
5. Thực hiện phát triển DN, các thông lệ chuỗi cung ứng và tiếp thị mà tăng quyền năng cho phụ nữ.
6. Thúc đẩy bình đẳng thông qua các sáng kiến và vận động cộng đồng.
7. Đo lường được và báo cáo công khai về tiến bộ đạt được về bình đẳng giới.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo