xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật không hồi tố

DUY QUỐC thực hiện

Trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Trưởng Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, đã khẳng định như thế

img
Lao động VN học nghề hàn đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: C.T.V

* Phóng viên: Báo NLĐ ngày 29-9 có thông tin về việc 8 lao động tử vong ở Malaysia bị từ chối hỗ trợ rủi ro. Vì sao lại như vậy, thưa ông?


img

- Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Mọi việc phải giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Ở trường hợp 8 lao động bị tử vong ở Malaysia đã có sự hiểu sai về luật. Các đơn vị đưa đi không nắm rõ quy định để tư vấn, hướng dẫn, dẫn đến những bức xúc cho các gia đình.


 
Xin nói rõ là Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước được ban hành ngày 31-8-2007. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25-9-2007 và thay thế Quyết định số 163/2004/QĐ-TTg ban hành ngày 8-9-2004 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 163 không quy định hỗ trợ cho thân nhân người lao động bị chết, chỉ có Quyết định 144 mới quy định việc này. Vì vậy, việc hỗ trợ thân nhân người lao động bị chết chỉ được thực hiện khi  Quyết định 144 có hiệu lực và theo nguyên tắc thì luật không có giá trị hồi tố. Nghĩa là những đối tượng đi làm việc ở nước ngoài trước đây như trường hợp 8 lao động đã đề cập nếu thời điểm tử vong hoặc bị các rủi ro khác trước khi Quyết định 144 có hiệu lực sẽ không thuộc diện được xem xét hỗ trợ. Do vậy, dù có chia sẻ với những mất mát của gia đình các nạn nhân, chúng tôi cũng không thể tùy tiện sử dụng quỹ này.


* Theo lý giải của ông, những trường hợp đi làm việc ở nước ngoài trước đây nếu bị chết hoặc bị các rủi ro khác sau khi Quyết định 144 có hiệu lực thì mới được hỗ trợ? Trường hợp người lao động được chủ sử dụng nước ngoài gia hạn hợp đồng thì có thuộc đối tượng được hỗ trợ?


- Thông tư liên tịch số 11 quy định rõ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17-7-2003 của Chính phủ và Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trước ngày Quyết định 144 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực nếu bị rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (trong hợp đồng) thì được hỗ trợ theo quy định. Trường hợp lao động đi làm việc ở nước ngoài trước đây hoặc sau này, nếu hết thời gian làm việc nhưng được gia hạn hợp đồng mà bị rủi ro cũng vẫn được hỗ trợ theo quy định.

Hỗ trợ rủi ro từ 3 triệu - 10 triệu đồng/trường hợp


Theo quy định tại thông tư liên tịch số 11, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ 10 triệu đồng/trường hợp cho thân nhân lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài (theo hợp đồng). Lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn được hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/trường hợp nếu có thời gian làm việc dưới 50% thời hạn hợp đồng và tối đa 3 triệu đồng/trường hợp nếu thời gian làm việc quá 50% thời hạn hợp đồng.  Để được hưởng quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, người lao động phải tham gia đóng 100.000 đồng thông qua doanh nghiệp XKLĐ nơi ký hợp đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo