xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ nhân khắc gỗ

Bài và ảnh: HUỲNH NGA

Nhờ chọn hướng đi riêng mà sản phẩm điêu khắc mỹ thuật của ông đã có chỗ đứng vững vàng ở các nhà thờ nổi tiếng trong nước...

Xen lẫn tiếng ồn ào của những chiếc máy cắt gỗ, máy bào là tiếng đục đẽo. Những người thợ của cơ sở điêu khắc gỗ Hữu Thạo (số 69/5K, tổ 52, ấp Mỹ Hòa, xã Trung Chánh, Hóc Môn- TPHCM) nhễ nhại mồ hôi.

Một người đàn ông hãy còn khá trẻ trong chiếc áo bám đầy bụi gỗ, đi đi lại lại liên tục trong xưởng vừa kiểm tra sản phẩm vừa động viên công nhân làm việc.

Rồi ông cầm lấy một chiếc đục cán dài, bắt đầu đục, đẽo... Mùi thơm của gỗ pơ-mu, xoan đào thoang thoảng vây quanh. Dưới tay ông, những mảnh gỗ vỡ vụn rơi ra, lộ dần những đường nét trên bức tượng. Ông là nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo, chủ cơ sở.


Mạnh dạn thực hiện ước mơ


38 tuổi, gia tài mà nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo có được trong suốt gần 20 năm gắn bó với nghề điêu khắc gỗ là hàng ngàn tác phẩm đặt trang trọng trong phòng trưng bày của cơ sở. Qua bàn tay ông, những gốc cây, thân gỗ đã trở thành tác phẩm nghệ thuật.

Ông kể thuở nhỏ rất thích đục đẽo, chạm khắc cây gỗ thành những hình thù lạ mắt. Đến khi tốt nghiệp THPT, ông quyết định thi vào Trường Công nhân Kỹ thuật chế biến gỗ Trung ương (Nam Hà).


img
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo với những tác phẩm của mình


Sau 3 năm theo học, năm 1993, ông rời Hải Dương vào Nam tìm việc với mong muốn được tiếp tục học hỏi, nâng cao tay nghề. Ông nhớ lại: “Hồi mới vào Nam, tôi xin vào làm cho các công ty chuyên về điêu khắc gỗ. Suốt gần 5 năm vừa học vừa làm, tôi đã tích lũy khá nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Một lần tình cờ theo người bạn vào nhà thờ, thấy nơi đây có nhiều bức tượng thánh, nhà tạm, tòa giảng... làm từ thạch cao, tôi chợt nghĩ nếu dùng gỗ làm tượng thì tác phẩm không chỉ bền, đẹp hơn mà lại có mùi thơm. Tại sao không thử dùng gỗ để làm tượng và những vật dụng dành cho những nơi tôn nghiêm như thế này?”.

Năm 1997, ông quyết định thôi làm công để mở cơ sở riêng với dòng sản phẩm hướng đến là mỹ thuật thánh. Gom góp số vốn ít ỏi từ những năm làm công, ông thực hiện ước mơ của mình.


Không nản lòng khi thất bại


“Thế nhưng mọi chuyện không như mong muốn. Cũng vì quen làm hàng chợ trước đó mà khi đến với dòng mỹ thuật thánh, thói quen không chăm chút sản phẩm đã dẫn đến thất bại cho tôi sau này”- ông phân trần. Những sản phẩm đầu tay của ông như tượng Chúa, Đức Mẹ, tủ gỗ... ra đời nhưng khi tiếp thị đến các nhà thờ, ông đều nhận những cái lắc đầu vì “tác phẩm nhìn không có hồn”. Thế là chỉ một năm sau, ông trắng tay.


Ngồi điểm lại những thất bại của mình, ông đúc kết: Sản phẩm không tiêu thụ được do thiếu sự đầu tư chiều sâu vì mỹ thuật thánh đòi hỏi nghệ nhân phải thể hiện được cái thần, cái hồn trong từng đường nét. Tìm được nguyên nhân rồi, ông bắt tay vào khắc phục: “Thay cho những đường nét chạm trổ thô thiển ngày trước, tôi đã cẩn thận, chăm chút từng chi tiết nhỏ, nhất là những đường cong trên mắt, mặt và cả những thớ thịt trên tượng Chúa”.


Những tác phẩm dần được nâng chất qua bàn tay tỉ mỉ của ông. Chỉ vài tháng sau, tác phẩm Chặng đường thánh giá được Giáo xứ Trung Chánh - Hóc Môn đặt hàng. Từ thành công ban đầu, thông qua các nhà sách giáo lý, ông đã tiếp thị sản phẩm của mình đến được với nhiều nhà thờ, giáo xứ.


Danh tiếng... vượt biên giới


Nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo cho biết trong tương lai, ông sẽ đầu tư vào những tượng đài lớn để phục vụ những công trình. Không dừng lại ở đó, ông còn hướng đến việc ủng hộ những nhà thờ nghèo bằng những sản phẩm điêu khắc do chính mình làm ra với mong muốn góp công sức của người ngoại đạo khi đã chọn con đường mỹ thuật thánh làm niềm đam mê.

Ông cho chúng tôi xem danh sách khách hàng của mình như nhà thờ Đức Bà, Kỳ Đồng, Chí Hòa, Trung Chánh, Tân Thành, Bến Hải, Fatima... với vẻ sung sướng, tự hào.

Hiện nay, ngoài việc cung cấp sản phẩm điêu khắc cho các nhà thờ tại TPHCM, ông còn nhận thiết kế nội thất cho các công trình lớn như nhà thờ Tắc Sậy (Cà Mau) nhà thờ La Vang (Quảng Trị)... Sản phẩm điêu khắc của ông còn được xuất khẩu đi các nước Mỹ, Hàn Quốc, Úc...


Không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện cơ sở của ông còn dạy nghề và tạo việc làm cho vài chục lao động. Trong đó, không ít lao động được ông dạy nghề đã có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao.

Anh Nguyễn Hữu Định, quê ở Hải Dương từng gắn bó với cơ sở gần 10 năm qua, kể: “Ngày trước, từ Bắc vào đây, tôi không biết làm gì. Từ khi được ông ấy chỉ dẫn, dạy nghề, tôi đã có cuộc sống ổn định với thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, điều tôi quý nhất ở ông chính là lòng yêu nghề, không ngừng sáng tạo để sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tinh xảo hơn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo