xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người thầy nhiệt huyết

Bài và ảnh: Hồng Đào

Ông trăn trở làm sao để thế hệ trẻ nghề tóc VN được phát triển toàn diện, có chiều sâu kiến thức và thuần thục kỹ năng

Trong ngành tóc TPHCM, khi nhắc đến cái tên Trần Quang San, nhiều người nhận xét: “Đó là một người thợ tận tâm, người thầy nhiệt huyết”. Nói về mình, ông San tâm sự: “Tôi đến với nghề là cái duyên nên phải hết lòng, hết sức với nghề”.

 
Duyên nợ với... kéo
 
“Tôi sinh ra ở một tỉnh miền Trung nghèo. Thời ấy, chiến tranh khốc liệt, tôi phải lưu lạc khắp nơi khi còn nhỏ tuổi. Không được cắp sách đến trường như bao đứa trẻ khác, để có chén cơm hằng ngày, tôi rong ruổi theo bạn bè đến Gia Lai rồi xin vào giúp việc ở một tiệm tóc”- giọng ông buồn buồn khi kể lại những ngày thơ ấu nhọc nhằn.
 
Một ngày làm việc của cậu bé Trần Quang San bắt đầu từ 4 giờ sáng: Thức dậy, đun nước gội đầu cho cả ngày rồi giặt khăn, lau nhà; sau đó chạy mua thức ăn cho gia đình chủ tiệm và thợ chính, thợ phụ.
 
 
img
Làm đẹp mái tóc cho mọi người luôn là niềm đam mê của ông Trần Quang San


Xong đâu đó thì cầm máy sấy cho thợ làm tóc. “Chiếc máy sấy nặng gần 5 kg mà phải cầm suốt ngày nên hai tay mỏi nhừ. Đổi lại, tôi được nhìn những người thợ làm tóc phô diễn tài năng nên học được rất nhiều. Về sau, thấy tôi mê công việc này, các anh chị trong tiệm thương tình nên đã dạy tôi cách cầm lược, cầm kéo... Biết nghề rồi, tôi hay tìm tòi để thực hiện những kiểu tóc mới, lạ...”, ông San kể.
 
Chiến tranh kết thúc, ông trở về quê hương. Ông nhớ lại: “Những năm đầu giải phóng, đất nước còn nghèo, cái ăn còn khó, đâu ai còn tâm trí nghĩ tới chuyện làm đẹp? Vậy là tôi thất nghiệp. Rồi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra. Tôi vào bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Mấy năm sau, hết hạn nghĩa vụ quân sự, trở về, tôi lại cầm kéo và lược...”.
 
Kiên trì thực hiện ước mơ
 
Ông đến Nha Trang mở tiệm làm tóc. Tay nghề khá, hiểu ý khách nên chẳng mấy chốc mà khách hàng biết tiếng, tìm tới rất đông. Đang làm ăn khấm khá, ông đột ngột quyết định bỏ lại mọi thứ vào TPHCM “để tìm một cơ hội mới cho nghề nghiệp”.
 
Chân ướt, chân ráo vào TP, ông làm lại từ đầu bằng việc đi làm thuê cho các tiệm tóc. Làm lụng cật lực mấy năm trời, ông dành dụm được một số tiền thuê mặt bằng và mở tiệm.
 
Ông kể: “Công việc lúc đầu cũng khó khăn lắm. Nhiều khi không có tiền trả tiền thuê nhà nên bị chủ lấy lại mặt bằng, cũng có khi người ta thấy mình làm ăn được nên kiếm cớ lấy nhà lại để đòi giá cao hơn... Tôi không nhớ nổi mình dời tiệm bao nhiêu lần. May nhờ khách hàng thương nên đi đâu họ cũng xin địa chỉ để tìm đến ủng hộ”.
 
Hơn chục năm bôn ba, cuối cùng, ông cũng thực hiện được ước mơ mua một ngôi nhà, mở tiệm riêng của mình. Ông hào hứng kể: “Cái nghề này lạ lắm. Đã mê rồi thì luôn bị ám ảnh phải làm sao tìm tòi, sáng tạo những kiểu tóc mới, lạ, phù hợp xu hướng thời trang...
 

Tạo điều kiện cho thợ trẻ

Các cán bộ LĐLĐ quận 11 - TPHCM kể khi thấy chỗ sinh hoạt cho những người làm nghề như mình không có, ông vận động các thợ làm tóc gia nhập Nghiệp đoàn Cắt uốn tóc của quận.
 
Anh em tín nhiệm bầu ông làm chủ tịch nghiệp đoàn. Để tạo điều kiện nâng cao tay nghề cho thợ trẻ, hằng năm, nghiệp đoàn phối hợp với LĐLĐ quận tổ chức nhiều cuộc thi “Thời trang tóc”, “Cây kéo vàng”... Không chỉ vậy, ông còn tổ chức nhiều chuyến đi cắt tóc miễn phí cho trẻ em nghèo tại TPHCM và các tỉnh.
Ngoài việc tự học, học hỏi từ đồng nghiệp, sách báo, phim ảnh; hằng năm, tôi đều dành thời gian đi tu nghiệp ở nước ngoài để cập nhật xu hướng tóc trên thế giới và khu vực. Tôi còn cộng tác với Trung tâm Dạy nghề quận 6, Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM giảng dạy về làm tóc, truyền nghề cho lớp trẻ, vừa để tự rèn luyện tay nghề cho mình”.
 
Truyền lửa đam mê
 
“Điều tôi luôn trăn trở là làm sao để thế hệ trẻ nghề tóc VN được phát triển toàn diện, có chiều sâu kiến thức và thuần thục kỹ năng. Để làm được điều đó, người thầy phải hết lòng truyền đạt, trao gửi lại tất cả kinh nghiệm và mọi tinh túy của nghề; biết đặt lương tâm nghề nghiệp lên cao, dìu dắt và thổi vào tâm hồn các em niềm đam mê nghề nghiệp và những khát khao vươn lên, khơi dậy trong lòng các em sự rung động sáng tạo, biết cảm xúc trước cái đẹp”.
 
Từ những suy nghĩ ấy, ông dồn hết tâm sức xây dựng Trung tâm Đào tạo nghề Nhật Vy như một bệ phóng cho ước mơ nghề nghiệp, một hành trang để khởi nghiệp và điểm tựa cho những hoàn cảnh khó khăn muốn có được một nghề khi vào đời. Đến với trung tâm, học viên khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn còn được miễn, giảm học phí. Không phụ lòng ông, nhiều thế hệ học trò đã thi thố tài năng và đoạt nhiều giải thưởng cao, có người còn mở trường dạy làm tóc.
 
Học viên Nguyễn Văn Ninh bộc bạch: “Tôi thường xem các chương trình của thầy San trên tivi, tôi rất thích. Một lần, thầy ra Bắc Ninh giao lưu; trước sự tận tâm, nhiệt tình của thầy, tôi quyết định vào TPHCM học nghề. Ở đây, thầy không chỉ dạy nghề mà còn dạy chúng tôi học làm người, cách vươn lên trong cuộc sống”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo