xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà tạo mẫu tóc câm điếc

Bài và ảnh: Mai Vân

Vượt qua khiếm khuyết của bản thân, nhà tạo mẫu tóc Lê Vũ Dân đã khẳng định tay nghề và lọt vào top 15 thí sinh của cuộc thi tạo mẫu tóc L’Oreal Colour Trophy 2009

Lẫn trong các thí sinh có mặt tại buổi thông báo kết quả 15 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi tạo mẫu tóc L’Oreal Colour Trophy 2009, tôi chú ý đến một chàng trai có khuôn mặt hiền lành, đôi mắt sáng và miệng luôn nở nụ cười. Đó là một thí sinh rất đặc biệt: Lê Vũ Dân, nhà tạo mẫu tóc bị câm điếc ở Nha Trang (Khánh Hòa).  

img
Lê Vũ Dân đang cắt tóc cho khách tại tiệm Ty Mơ


Vượt lên chính mình


Sinh năm 1976, tuổi thơ của Dân cũng bình thường như bao đứa trẻ khác với những ngày rong ruổi theo cha mẹ ra biển. Song một biến cố xảy ra khi Dân 4 tuổi. Sau khi bị trúng gió, Dân không nói được nữa và một thời gian sau cũng không còn nghe được gì. Từ đó, sống trong mặc cảm, Dân lùi lũi như một cái bóng. Đến tuổi đi làm, Dân phụ việc cho anh trai là thợ kim hoàn. “Tận đáy lòng, mình yêu thích nghề mang tính sáng tạo như tạo mẫu tóc nhưng do hạn chế giao tiếp nên mình đành quên đi ước mơ đó”. Dân ra dấu nhờ một người bạn nói với tôi như vậy.


Rồi một ngày, Dân đến thăm một người bạn lúc trước cùng học trường dạy những người câm điếc và bất ngờ khi thấy bạn mình giờ đã trở thành thợ cắt tóc. Ra về, Dân mang theo suy nghĩ: “Không được đầu hàng số phận. Nếu quyết tâm và nỗ lực không ngừng thì có ngày mình sẽ thành công”. Nghĩ vậy, Dân đăng ký đi học nghề tóc.

Sau một thời gian học nghề tóc nam ở Nha Trang, Dân quyết định khăn gói vào TPHCM để nâng cao tay nghề và học thêm nghề làm tóc nữ. Nhiều chủ tiệm tóc khi biết Dân bị câm điếc đã khuyên không nên theo nghề này vì đây là nghề đòi hỏi sự giao tiếp với khách hàng. Song thấy anh quyết tâm quá, cuối cùng, một số chủ tiệm đã đồng ý dạy cho anh.  Sau 2 năm “tầm sư học đạo”, Dân trở lại Nha Trang và bắt đầu mở tiệm riêng mang tên Ty Mơ (là tên ở nhà của Dân).


Mang ơn những vị khách “mạo hiểm”


Mọi chuyện không đơn giản như Dân nghĩ là cứ có tay nghề sẽ được khách chấp nhận. Cú sốc đầu tiên mà Dân đối mặt là một vị khách lạ đến cắt tóc. Dù đã choàng khăn nhưng khi thấy thợ phụ của tiệm hỏi khách rồi ra dấu cho Dân, lập tức, vị này vứt khăn và bỏ đi. Nhiều người khách biết Dân không giao tiếp được còn nổi giận, buông lời miệt thị: “Bị câm điếc mà cũng bày đặt làm nghề này”. Nuốt nước mắt vào lòng, Dân tìm những người quen, thuyết phục họ trở thành khách tình nguyện để qua họ, anh có thể chứng minh tay nghề của mình.


Một trong những vị khách đầu tiên là Nguyễn Thị Bích Hạnh, người bạn gái cũng bị câm điếc ở gần nhà mà cơ duyên đã đưa đẩy họ sau này thành vợ chồng. Hạnh kể: “Mỗi lần cắt tóc cho tôi, anh Dân đều sáng tạo kiểu mới. Dần dần, những người hàng xóm nhận ra và tình nguyện trở thành những khách hàng đầu tiên của Dân. Anh không lấy tiền của họ. Những người này giờ đã trở thành khách hàng thân thiết”.


Vui khi thấy học trò thành danh


Vào nghề đã 12 năm, Ty Mơ là một trong những tiệm nổi tiếng ở Nha Trang nhưng chưa bao giờ Dân nghĩ đến việc tham gia bất cứ một cuộc thi tạo mẫu tóc nào.  Lần này, được vợ động viên, Dân đã đăng ký tham gia cuộc thi tạo mẫu tóc L’Oreal Colour Trophy 2009. Kết quả bất ngờ là chủ đề bài thi “Thuyền và biển” do chính vợ Dân làm mẫu đã lọt vào top 15 của cuộc thi. 


Trong lúc chờ tranh tài ở cuộc thi chung kết sẽ diễn ra vào tháng 10, Dân trở lại Nha Trang tiếp tục công việc thường ngày. Ngoài niềm hạnh phúc được phục vụ khách hàng, Dân còn đào tạo được 10 học trò. Không chỉ dạy nghề, Dân còn hun đúc cho học trò của mình nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Nhiều lớp học trò của Dân, người thì ở lại làm thợ của tiệm, người đã mở tiệm riêng, có cả những học trò thành danh ở nước ngoài.


Thêm một niềm hạnh phúc nữa là vợ chồng Lê Vũ Dân vừa chào đón thành viên mới trong gia đình – bé Lê Vũ Bích Vy. Dân nắn nót viết vào sổ tay của tôi: “Con chính là động lực để mình vững tin hơn với nghề đã chọn. Mình ước mơ lớn lên cháu sẽ yêu thích nghề này để mình có thể truyền hết niềm đam mê, kinh nghiệm cho con”.

Ông Shunji Matso, giám khảo cuộc thi L’Oreal Colour Trophy 2009:
Sẽ còn tiến xa trong nghề nghiệp

Không phải vì Dân bị câm điếc mà chúng tôi thiên vị chấm cho anh ấy vào vòng chung kết mà chính khả năng thật sự của Dân đã giúp anh nổi trội trong 500 bài dự thi. Hạn chế cũng chính là ưu điểm của Dân. Do không nói và không nghe được nên anh ấy không bị phân tâm mà tập trung cao độ khi thực hiện bài thi. Đó chính là điểm đặc biệt của Dân thuyết phục cả hội đồng giám khảo. Vào vòng chung kết dù có đạt giải cao hay không, chúng tôi vẫn tin tưởng với lòng yêu nghề, Dân sẽ còn tiến xa hơn trong nghề nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo