xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhân lực ngành gỗ thiếu trầm trọng

Huỳnh Nga

Để có lao động, các doanh nghiệp phải thu hút nhân lực từ chính các doanh nghiệp cùng ngành nghề, dẫn đến nguồn nhân lực trong ngành biến động mỗi năm

“Một doanh nghiệp (DN) sản xuất đồ gỗ đóng tại huyện Hóc Môn- TPHCM vừa gửi đến trung tâm nhu cầu tuyển dụng lao động với lời yêu cầu khẩn thiết, hãy giúp họ tìm người, nếu không, DN không thể hoạt động vì thiếu nhân lực”. Thạc sĩ Trần Đình Lý, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ DN, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, đã chia sẻ câu chuyện trên tại hội thảo “Giải pháp thu hút nhân lực ngành chế biến gỗ” do Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương tổ chức cuối tuần qua.

Cầu nhiều, cung chẳng bao nhiêu


Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ của VN phát triển mạnh, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất đồ gỗ ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng, tạo ra nhiều việc làm và kim ngạch xuất khẩu cao. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN, hiện cả nước có khoảng 2.600 DN chế biến gỗ, sử dụng khoảng 300.000 lao động.

Thế nhưng, đi đôi với sự phát triển của ngành là sự thiếu hụt nhân lực. Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, cho biết: “Bình Dương có trên 500 DN thu hút khoảng 110.000 lao động. Hằng năm, các DN cần từ 11.000- 15.000 người nhưng tỉnh chỉ có 2 trường đào tạo ngành chế biến gỗ với số lượng đào tạo chỉ được 150-200 học viên/năm”.


Để có lao động, các DN phải thu hút nhân lực từ các DN cùng ngành nghề, hệ quả là nguồn nhân lực trong ngành biến động từ 20%-50%/năm. Tại TPHCM, các DN gỗ cũng đang trong tình trạng thiếu hụt lao động. Thợ mộc, chạm trổ, vẽ, thiết kế mẫu, mộc trang trí nội thất, mộc xây dựng... có trình độ từ trung cấp trở lên luôn được các DN rao tuyển.


Doanh nghiệp phải “tự cứu”


Theo ông Trần Văn Đá, Giám đốc Công ty Chế biến gỗ Thuận An (Bình Dương), nhân lực ngành gỗ hiện nay chủ yếu do DN tự đào tạo vì ngoài việc ít người theo học, chương trình đào tạo còn xa với nhu cầu thực tế, trang thiết bị đào tạo vừa thiếu vừa lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của DN.


“Để ngành công nghiệp gỗ phát triển mạnh, các DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đi kèm với điều này phải là một đội ngũ lao động có tay nghề cao, có thể sử dụng được các thiết bị hiện đại.

Muốn thế, các DN cần liên kết với các trường, trung tâm để gửi công nhân đi đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực có tay nghề ổn định. Ngoài ra, cần tạo môi trường làm việc thoải mái và năng động giúp người lao động phát huy năng lực làm việc”- ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN, đề xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo