xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo lao động “3 không”

HUỲNH NGA

Không có đất sản xuất, không tay nghề, không muốn làm công nhân là “ba cái không” của phần đông lao động ngoại thành TPHCM

30 doanh nghiệp (DN) ở KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè - TPHCM sắp đi vào hoạt động cần tuyển gần 2.000 lao động. Tuy nhiên, theo chi nhánh dịch vụ việc làm (DVVL) huyện, dù chạy khắp nơi, các nhà đầu tư vẫn tuyển không đủ người. Khó nhất là lao động địa phương thất nghiệp nhiều, nhưng số tìm được việc làm ở KCN này không nhiều...

Lao động tại chỗ được giải quyết việc làm quá ít

Chị Phạm Thị Út, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè mang hồ sơ đến chi nhánh DVVL Nhà Bè xin được vào làm ở KCN nói trên. Nhưng kết quả chị phải mang hồ sơ về vì không DN nào nhận. Lý do rất đơn giản: trình độ thấp, không có tay nghề. Chị Phạm Thị Út cho hay mình vốn là nông dân, quanh năm chỉ biết ra ruộng hoặc ở nhà làm nội trợ, đâu biết gì nhà máy, xí nghiệp... Đây có thể coi là một điển hình về tình trạng người dân ở ngoại thành, lao động diện tái định cư bị thất nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cũng ở huyện Nhà Bè, năm 2005, chi nhánh DVVL huyện được các DN trên địa bàn nhờ tuyển 8.019 lao động, nhưng số lao động được chi nhánh giới thiệu chỉ 2.256 lao động, trong đó số lao động địa phương rất ít. Tình trạng này cũng không được cải thiện trong năm 2006, khi chỉ có vài phần trăm lao động địa phương được cung ứng vào KCN này. Đây cũng là thực trạng chung đang diễn ra tại hầu hết các KCX-KCN như Tân Thuận, Linh Trung, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp, Quang Trung...

Theo Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, hiện nay, TP có 3 KCX và 12 KCN, hằng năm có nhu cầu tuyển dụng khoảng 50.000 lao động. Thế nhưng lao động là người TPHCM được cung ứng cho các DN trong các KCX, KCN chỉ chiếm 25%, thậm chí có KCN chỉ 5%.

Đủ thứ hạn chế

Không còn đất sản xuất, không tay nghề, không muốn làm công nhân là ba cái “không” của phần đông lao động ở ngoại thành TPHCM. Điều đó tạo áp lực nặng nề cho bài toán giải quyết việc làm của các địa phương. Bà Ngô Bích Phượng, phụ trách tuyển dụng Trung tâm GTVL Vinhempich, cho rằng nhu cầu tuyển dụng của các DN trong KCX-KCN rất cao, nhưng hầu như chỉ tuyển được lao động tỉnh, còn dân địa phương hoặc chê công việc làm cực khổ, hoặc tay nghề không đáp ứng. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm DVVL các KCX-KCN TPHCM, nhấn mạnh thêm xu hướng người dân TP hiện nay chỉ thích làm những việc nhẹ nhàng trong môi trường làm việc tốt và lương phải cao. Đó cũng là lý do khiến cho các DN khi có nhu cầu tuyển dụng lại chạy ra các tỉnh để gom người.

Còn theo ông Trần Hiếu Liêm, Phó Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở LĐ-TB-XH TPHCM, lý do chính khiến lao động tại địa phương khó có thể tìm đến các KCN là do quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, người dân chưa ý thức về việc học nghề hay nâng cấp tay nghề cho phù hợp. Bên cạnh đó, do quen công việc làm nông, ý thức, tác phong công nghiệp chưa có nên lao động nông thôn rất khó thích nghi với môi trường làm việc nhiều áp lực.

Chính sách mới hỗ trợ học nghề

Trong những năm qua, các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các huyện ngoại thành vẫn chưa mang lại hiệu quả, chưa thu hút được lao động.

Mới đây, ngày 27-10, UBND TPHCM ban hành Quyết định số 156 về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn TP. Theo đó, học sinh, người lao động có nguyện vọng theo học các trường CĐ, ĐH hay học nghề thuộc các hộ dân trong khu vực giải tỏa, quy hoạch sẽ được hỗ trợ từ nguồn quỹ này. Đối với học sinh phổ thông, quỹ sẽ hỗ trợ tiền học phí và cơ sở vật chất (không quá 3 năm). Đối với các đối tượng đang học CĐ, ĐH sẽ được hỗ trợ 50% học phí cho thời gian học (không quá 3 năm). Riêng đối với học nghề sẽ được hỗ trợ học phí theo quy định và sinh hoạt phí hợp lý khác trong thời gian đi học. Mức hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/người đối với đào tạo trung hạn và 250.000 đồng/người đối với đào tạo ngắn hạn. Phần lớn lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của quyết định đang sinh sống ở các vùng ven, ngoại thành TPHCM. Hy vọng chính sách này sẽ khắc phục được tình trạng “ba không”, giúp họ tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Theo kết quả điều tra mới nhất của Bộ LĐ-TB-XH, tỉ lệ lao động thất nghiệp của cả nước hiện nay là 5,6%. Còn tại TPHCM, Sở LĐ-TB-XH TPHCM cho biết tỉ lệ thất nghiệp chiếm 5,47% trong tổng số 4,3 triệu người trong độ tuổi lao động

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo