xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng cạm bẫy khi đi làm thêm

Theo Nhân Thế (Lao Động)

Để có thêm tiền ăn học, nhiều sinh viên (SV) đã chọn cho mình một số việc làm thêm. Ngoài những niềm vui, kinh nghiệm được đúc rút từ công việc, còn có cả sự nhọc nhằn, nỗi buồn và cả những cạm bẫy.

Đa phần SV thường chọn việc làm gia sư, tuy lương không cao, nhưng công việc khá ổn định, phù hợp với trình độ và thời gian của SV. Có công việc mất nhiều thời gian, có công việc thì quá bận - như trực điện thoại hay bán báo từ 6 rưỡi sáng đến 5 giờ chiều - cũng chỉ được năm trăm nghìn đồng. Tuy nhiên, áp lực của việc vừa học vừa làm và thu nhập không tương xứng, đã khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng.

L (khoa Du lịch- ĐHKHXH&NV) đã phải bỏ công việc có thu nhập 1,8 triệu/tháng của mình để đổi lấy sự thoải mái. L nhận phục vụ trong một nhà hàng Nhật Bản đến hơn 11 giờ đêm. Môi trường và thời gian nhạy cảm khiến những người xung quanh ái ngại. Và tự cô cũng nhận ra, đằng sau vẻ hào nhoáng sang trọng này luôn tiềm ẩn những cám dỗ bất ngờ.

Nếu không có bản lĩnh, sự sa ngã chỉ cách một bước chân. Rồi những SV đi tiếp thị bia rượu, thuốc lá ở các quán càphê, nhà hàng. Phải học uống rượu, bia, tươi cười, phải biết nuốt nước mắt tủi thân, cứng rắn trước những lời lẽ đùa cợt thái quá. Tất cả để giữ việc và giữ mình.

Giá trị lợi nhuận luôn gia tăng đến vô tận. Đó là lời quảng cáo có sức cám dỗ ghê gớm của công việc bán hàng đa cấp. Nhưng không phải ai cũng hiểu bản chất công việc và làm được. Và khi nhận ra, Q (khoa Kinh tế- ĐHQG) đã phải gánh chịu món nợ 3 triệu đồng góp vốn kinh doanh. Một con số không hề nhỏ với SV.

Chưa hết. Những trung tâm giới thiệu việc làm "ma" luôn đưa ra mức lương hấp dẫn - luôn là mật ngọt với rất nhiều người - chứ không riêng gì SV. Kịch bản thường là phải đóng một khoản tiền đặt cọc. Bắt đầu công việc được vài hôm, không ít người nhận được quyết định thôi việc với lý do khó hiểu. Và dĩ nhiên, khoản tiền đặt cọc kia cũng không cánh mà bay. Còn chưa kể đến những trung tâm làm ăn "siêu tốc", sau khi nhận một số lượng hợp đồng và lệ phí cũng đã đánh bài chuồn, để lại bao ước mơ có việc làm thêm của SV tan như bong bóng xàphòng.

Thiếu hiểu biết, cộng với giấc mơ kiếm tiền nhiều, nhanh, đã khiến cho nhiều SV tự biến mình thành nạn nhân của những trò lừa đảo.

imgÔng Dương Huy Tập - Bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Hưng Yên: Phụ huynh cần quan tâm đến con em hơn

Con gái tôi hiện đang học năm cuối chuyên ngành báo chí. Tôi không thích con phải đi làm thêm vất vả, mà nhuận bút nhiều khi không bù lại được những khoản chi phí tốn kém. Nhưng con tôi đã thuyết phục rằng cháu muốn học hỏi kinh nghiệm, sống năng động và trưởng thành hơn. Thực tế, cháu vẫn dành ra thời gian để học tập tốt và nghỉ ngơi thoải mái. Tuy vậy, tôi nghĩ các bậc phụ huynh nên thường xuyên quan tâm tới con em mình, vì có những việc đầy cám dỗ và cạm bẫy, gây ra hậu quả ảnh hưởng nặng nề đến nhân cách cũng như đời sống tinh thần, tình cảm của các cháu sau này.

imgChị Nguyễn Thị Lên - giảng viên chính trị, Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội: Lợi hay hại tuỳ công việc

Vấn đề làm thêm đối với sinh viên là lợi hay hại tùy vào tính chất công việc. Thời sinh viên, tôi đã từng làm gia sư và thấy việc làm thêm này rất thiết thực, giúp tôi củng cố được kiến thức đã học trên lớp. Còn các học sinh ở trường tôi đi làm thêm vì lý do thu nhập, với nhiều ngành nghề khác nhau: Trông xe, bưng bê ở nhà hàng, tiếp thị, bán hàng... Do phải làm việc nhiều nên đến lớp các em thường mệt mỏi, ngủ gục; quỹ thời gian học tập ở nhà quá ít dẫn tới kết quả không cao. Tôi rất mong các em sẽ có việc làm thêm phù hợp với năng lực của mình, để việc học tập không bị ảnh hưởng.

imgAnh Nguyễn Bá Vinh - Đầu bếp nhà hàng Trống Đông Sơn, Cầu Giấy - Hà Nội: Đi làm thêm rất bổ ích

Tôi đi làm thêm về nấu ăn từ năm thứ hai ĐH. Việc này giúp tôi có thêm thu nhập. Tuy vậy, không phải sinh viên nào cũng may mắn như tôi. Tìm được việc làm thêm phù hợp rất khó và mức lương thì ít ỏi, vì sinh viên chỉ có thể làm theo ca, lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng dù sao, đi làm thêm vẫn là một điều rất bổ ích, giúp sinh viên có điều kiện thực hành, học hỏi; nâng cao tay nghề và vốn sống thực tiễn; mở rộng các mối quan hệ...

imgPhùng Thị Thuỷ - SV năm thứ ba, lớp hướng dẫn du lịch, Trường Cao đẳng Du lịch HN:Muốn thử sức và có kinh nghiệm

Sinh viên đi làm thêm chủ yếu vì hai lý do: Vì hoàn cảnh hoặc vì muốn thử sức. Nó giúp chúng tôi trở nên năng động hơn, nhưng thường gây ảnh hưởng nhất định đến chuyện học hành.

Khi đi làm thêm, các bạn nên tìm hiểu kỹ về công việc, tốt nhất là chọn được ngành nghề phù hợp với chuyên môn. Việc làm thêm nên ở mức độ nhẹ nhàng, không mạo hiểm, không làm mất nhiều thời gian học tập của bạn. Như vậy, nó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, để sau này ra trường nhanh chóng thích nghi và tác nghiệp chuyên sâu hơn.

Dương Thuý Chinh (ghi)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo