“Hiện nhu cầu về lao động, đặc biệt là lao động giúp việc nhà ở Ả Rập Saudi rất lớn. Chúng tôi luôn có những chính sách cởi mở để thu hút lao động Việt Nam sang làm việc”. Ông Alfahaid Ahmed Fahadi, Thứ trưởng Bộ Lao động Ả Rập Saudi, cho biết như trên trong buổi làm việc với Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam mới đây tại Hà Nội.
Tiễn lao động nữ do Công ty Sovilaco tuyển chọn đi làm việc ở các nước Trung Đông, trong đó có Ả Rập Saudi. Ảnh: HUY DU
Cần nhiều lao động Việt Nam
Tại buổi làm việc này, ông Alfahaid Ahmed Fahadi và ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, đã bàn thảo các nội dung của dự thảo thỏa thuận hợp tác lao động trên lĩnh vực lao động giúp việc nhà do Bộ Lao động Ả Rập Saudi đề xuất. “Chúng tôi mong muốn các nội dung dự thảo được thông qua để hai bên sớm xúc tiến việc hợp tác” - ông Alfahaid Ahmed Fahadi nói.
Từ năm 2007, một số doanh nghiệp (DN) như Công ty Sovilaco, Airseco… đã đưa lao động giúp việc nhà sang Ả Rập Saudi nhưng số lượng chưa nhiều, chỉ khoảng vài trăm người. Nếu thỏa thuận hợp tác được thông qua, sẽ có nhiều DN tập trung vào lĩnh vực này. Hiện một số DN đã ký hợp đồng với đối tác, được Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho phép tuyển lao động với số lượng tương đối lớn như Công ty Letco (tuyển 150 người), Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát (tuyển 150 người)…
Tiềm ẩn nhiều bất trắc
Đó là chưa nói khi xảy ra rủi ro, các DN không thể can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Điển hình như trường hợp của lao động Lê Thị Kiều Chinh (quận 3 - TPHCM), được Công ty Sovilaco đưa sang Ả Rập Saudi từ năm 2008. Đầu tháng 1-2010, sau khi hết hạn hợp đồng 2 năm, chị Chinh xin về nước, thay vì được chi tiền vé máy bay như cam kết thì chị bị chủ sử dụng khấu trừ 3 tháng lương. Dù Công ty Sovilaco can thiệp nhưng phía chủ sử dụng lao động vẫn không chi trả.
Phải bảo vệ quyền lợi người lao động Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hòa cho rằng giúp việc nhà là lĩnh vực nhạy cảm, yếu tố rủi ro cao hơn các loại hình lao động khác. Vì vậy, Bộ LĐ-TB-XH đang rất cân nhắc, làm rõ các nội dung của bản dự thảo do Bộ Lao động Ả Rập Saudi soạn thảo. Theo ông Hòa, quan điểm đưa ra là phải có cơ chế phối hợp quản lý lao động giữa hai nước, bảo vệ, bảo đảm được quyền lợi cho NLĐ thì mới làm. |
Bình luận (0)