xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam lên tiếng về khả năng gia nhập BRICS

Tin-ảnh: Dương Ngọc

(NLĐO)- Chiều 9-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS.

Trả lời câu hỏi tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ có những đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế, tổ chức diễn đàn đa phương và đóng góp vào trong hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và toàn cầu, phù hợp nhu cầu và lợi ích của Việt Nam.

Việt Nam lên tiếng về khả năng gia nhập BRICS- Ảnh 1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Dương Ngọc

Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

"Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế đa phương, khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu, xem xét trên cơ sở phù hợp đường lối đối ngoại, cũng như điều kiện và khả năng của Việt Nam"- Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.

Đây không phải là lần đầu tiên phóng viên nêu câu hỏi với Bộ Ngoại giao về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS. Và câu trả lời từ phía Bộ Ngoại giao hiện nay vẫn giữ nguyên quan điểm như trước.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, BRICS là một tổ chức liên chính phủ, hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Đầu năm 2025, RT dẫn thông báo từ Brazil - nước đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên BRICS cho hay, Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới, đã chính thức gia nhập BRICS.

BRICS được thành lập với mục tiêu ban đầu là trở thành một thể chế chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu nhằm phản ánh tương quan lực lượng theo hướng công bằng, cân bằng và có tính đại diện cao hơn. Trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành, BRICS đang nổi lên có tiềm năng trở thành một trụ cột mới trong hệ thống đa phương.

Hợp tác của BRICS dựa trên 3 trụ cột, gồm hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế - tài chính, văn hóa và giao lưu nhân dân.

BRICS hiện tập trung vào một số định hướng hợp tác và phát triển, gồm: Thúc đẩy quá trình mở rộng thành viên nhằm mở rộng quy mô và ảnh hưởng của Nhóm trên phạm vi toàn cầu. Nghiên cứu thúc đẩy thể chế hóa cao hơn (ví dụ như thành lập cơ quan thường trực - Ban Thư ký BRICS). Củng cố, mở rộng vai trò, ảnh hưởng của Ngân hàng NDB. Thúc đẩy các giải pháp giảm sự phụ thuộc vào đồng đô-la Mỹ và hệ thống tài chính - tiền tệ phương Tây, xây dựng hệ thống thanh toán nội khối… 

Mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, hình thành một hệ thống riêng, phân tách với các hệ thống do Mỹ và phương Tây dẫn dắt: Chuỗi cung ứng BRICS, hợp tác công nghệ mới, hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ, nền tảng thị trường chung (FTA BRICS), xây dựng kết cấu hạ tầng y tế, xã hội, thúc đẩy thương mại đa phương, đầu tư, chống biến đổi khí hậu...

Trong khuôn khổ BRICS, có một số cơ chế tham gia dành cho các nước không phải thành viên BRICS: Tham gia Ngân hàng NDB; Tham gia các diễn đàn/đối thoại trong khuôn khổ BRICS mở rộng với tư các nước khách mời như Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS mở rộng và một số hội nghị, đối thoại về các lĩnh vực cụ thể (an ninh, phát triển đô thị,…).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24-10.

Theo Bộ Ngoại giao, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị BRICS mở rộng chuyển tải hình ảnh về một Việt Nam hòa bình, hợp tác, phát triển, năng động, đổi mới; thể hiện vai trò và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, nhằm góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm, nâng cao vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển trên trường quốc tế; đồng thời tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Nga và các nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo