xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan sát và bình luận: Vòng xoáy nguy hiểm

Ngải Sa

Những cuộc không kích của Iran nhằm vào các mục tiêu ở Iraq, Syria và Pakistan vừa không bất ngờ vừa gây bất ngờ.

Không bất ngờ ở chỗ Iran không thể không "trả đũa và báo thù" sau khi bị tổn hại bởi những cuộc không kích của Israel vào Iraq và Syria cũng như sau vụ đánh bom kép ở trong nước.

Bất ngờ ở chỗ Iran không kích cả vào bên trong lãnh thổ Pakistan.

Để hiểu cặn kẽ diễn biến này, trước hết cần lưu ý đến bối cảnh chung. Giữa Iran và Pakistan lâu nay vẫn bất hòa dai dẳng về tình trạng ly khai và khủng bố ở một vùng có đường biên giới chung, liên quan đến cộng đồng người Hồi giáo theo dòng Sunni. Chuyện bên này không kích vào lãnh thổ bên kia vốn đã có tiền lệ, chỉ chưa gây ra tổn hại về người.

Xung đột bùng phát trở lại giữa Hamas và Israel ở Trung Đông đã lây lan ra cả vùng Vịnh và biển Đỏ. Trên thực tế đã hình thành một trục bao gồm Hamas ở Dải Gaza, Hezbollah ở Lebanon và Syria cùng với lực lượng Houthi ở Yemen để đương đầu với Israel. Ai ai cũng cho rằng Iran chống lưng cho liên thủ này. 

Tên lửa được phóng trong một cuộc tập trận quân sự ở phía Nam Iran hôm 19-1 Ảnh: REUTERS

Tên lửa được phóng trong một cuộc tập trận quân sự ở phía Nam Iran hôm 19-1 Ảnh: REUTERS

Ở Trung Đông, ngoài quyết sống còn với Hamas, Israel còn không kích lực lượng Hezbollah ở Lebanon và Syria. Hezbollah và Houthi cũng đã tấn công Israel. Rồi Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời tiến hành nhiều vụ không kích vào các mục tiêu bên trong Syria và Iraq. 

Một vùng xung đột thực sự khác đã định hình ở Yemen và biển Đỏ với việc Houthi tấn công và bắt giữ tàu thuyền vận tải liên quan đến Israel, thậm chí đánh trực diện tàu chiến Mỹ. 

Sau khi cùng hơn 20 nước lập liên minh quân sự nhằm bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đỏ, Mỹ và Anh với sự trợ giúp của Canada, Úc, Bahrain và Hà Lan đã nhiều lần không kích vào lực lượng Houthi bên trong lãnh thổ Yemen.

Cả khu vực lớn trở thành nơi bom rơi đạn nổ. Tất cả hành động của các bên nêu trên tựu trung giống nhau ở 4 điểm sau. 

Thứ nhất, ngoại trừ Israel và Hamas, các bên còn lại chỉ dừng lại ở mức đụng độ nhỏ lẻ, không leo thang toàn diện. Tất cả đều tuyên bố sẵn sàng tiếp tục hành động quân sự nếu cần thiết nhưng trên thực tế luôn kiểm soát căng thẳng và để ngỏ khả năng xuống thang.

Thứ hai, tất cả đều tự ý tấn công vào bên trong lãnh thổ của quốc gia khác bất chấp luật pháp quốc tế và luôn với biện luận là để bảo đảm an ninh riêng. Tiếng là để "ăn miếng trả miếng" song thực chất đều vì nhu cầu đối nội. 

Thứ ba, bên nào cũng chủ ý thể hiện sức mạnh, phô trương tiềm lực quân sự để tránh bị đánh giá là yếu thế hay thất thế, bên cạnh đó còn nhằm gây dựng vai trò và ảnh hưởng trong cuộc chơi địa chính trị mới khởi nguồn từ xung đột Hamas - Israel hiện nay. 

Cuối cùng, tất cả đều hành động vì an ninh riêng nhưng qua đó làm tăng bất ổn cho cả khu vực lớn, gây nên vòng xoáy bạo lực với hệ lụy rất nguy hiểm.

Rủi ro tính toán sai lầm

Pakistan và Iran đã nhất trí hạ nhiệt căng thẳng sau các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" bất thường trong tuần này. Dù vậy, giới phân tích lo ngại sự thiếu tin cậy lẫn nhau sẽ tiếp tục gây tổn hại quan hệ đôi bên.

Phía Pakistan cho biết Bộ trưởng Ngoại giao nước này Jalil Abbas Jilani và người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian hôm 19-1 thống nhất tăng cường phối hợp trong chống khủng bố cũng như các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Về phần mình, Iran cho biết họ hy vọng Pakistan tuân thủ nghĩa vụ trong việc ngăn chặn các nhóm khủng bố vũ trang ẩn náu và hoạt động ở Pakistan, đồng thời nhấn mạnh sự an toàn của người dân là "lằn ranh đỏ".

Ông Joshua White, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Viện Nghiên cứu Brookings (Mỹ), nhận định với kênh Al Jazeera rằng Iran và Pakistan có nhiều lý do để xuống thang. Theo ông, dù giữa hai nước là mối quan hệ có độ tin cậy thấp nhưng cả Islamabad lẫn Tehran đều không được lợi gì nếu căng thẳng leo thang.

Ông White cũng đánh giá khó có khả năng căng thẳng Pakistan - Iran sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách của Mỹ đối với hai nước. Các quan chức Mỹ từ lâu xem căng thẳng Iran - Pakistan ở khu vực Balochistan thuộc Pakistan là cuộc xung đột phức tạp nhưng mang tính cục bộ.

Ông Ali Vaez, Giám đốc dự án Iran tại Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (Bỉ), lập luận đụng độ giữa hai nước không có khả năng vượt quá giới hạn "ăn miếng trả miếng" nhưng đó là lời nhắc nhở về nguy cơ tính toán sai lầm ngày càng cao trong bối cảnh cuộc xung đột ở Gaza lan rộng.

Xuân Mai


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo