xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vovinam với giấc mơ Thế vận hội

bài và ảnh: QUANG LIÊM

Năm 2023 khép lại với nhiều niềm vui cho Vovinam (Việt võ đạo).

Môn võ Việt này lần thứ hai liên tiếp lại có tên trong danh sách các môn thi đấu SEA Games tại Campuchia; được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Tháng 11-2023, Giải Vô địch thế giới Vovinam được tổ chức thành công tại TP HCM…

"Với những thành quả ấy, chúng tôi hy vọng một ngày nào đó, môn võ của chúng ta sẽ có mặt ở sàn đấu Thế vận hội" - ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF), bày tỏ khi tái đắc cử vị trí này vào tháng 11-2023.

Năm 2011 và 2013, trong 2 lần đầu tiên có mặt tại SEA Games, Vovinam đã tạo được ấn tượng sâu sắc đối với giới thể thao Đông Nam Á. Dù lúc ấy đã phát triển mạnh mẽ tại châu Âu và Bắc Mỹ nhưng phải đến năm 2020, môn võ Việt này mới được đưa trở lại đấu trường khu vực. Kết quả này có được nhờ sự vận động tích cực của Hội đồng Chưởng quản và WVVF, đứng đầu là Chủ tịch Mai Hữu Tín - một doanh nhân quê Bình Dương.

Vovinam với giấc mơ Thế vận hội- Ảnh 1.

Võ sĩ Vovinam Lào và Việt Nam thi đấu đối kháng tại SEA Games 32

Hiện diện ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc đủ 5 châu lục, Vovinam đang là môn võ trong tốp 5 về số người tập luyện đông nhất trên thế giới, sau boxing, taekwondo, judo và karatedo. Do vậy, việc phát triển Vovinam góp phần tạo thêm giá trị cho văn hóa, con người và đất nước Việt Nam; rất cần được sự chung tay góp sức của mọi cá nhân, tổ chức.

Đó cũng là một trong những mục tiêu mà ông Mai Hữu Tín đưa ra trong tiêu chí hoạt động của mình, khi trở thành người đứng đầu WVVF vào năm 2017. Tuy vậy, ông cho rằng để Vovinam có mặt tại Thế vận hội vẫn cần một chặng đường rất dài.

Chủ tịch WVVF cho biết đầu tiên, môn võ Việt này phải được chọn thi đấu tại 3 kỳ SEA Games liên tiếp, sau đó cần thường xuyên góp mặt ở Asian Games (Á vận hội), rồi mới có thể tính đến chuyện tham dự Olympic (Thế vận hội). Theo ông Mai Hữu Tín, cơ hội lớn nhất để Vovinam xuất hiện tại Á Vận hội là khi chính Việt Nam làm chủ nhà sự kiện này. Ba nước có nền võ thuật mạnh đã làm được việc ấy là Trung Quốc với wushu, Indonesia với pencak silat và Thái Lan với muay Thái. Song đến giờ, cả 3 môn võ này đều chưa bén mảng được Thế vận hội.

Dù vậy, giấc mơ Á vận hội, thậm chí Thế vận hội, của Vovinam hoàn toàn không phải là chuyện viển vông khi môn võ này ngày càng phổ biến trên thế giới. Tại SEA Games 32 kết thúc vào tháng 5-2023, việc đoàn chủ nhà Campuchia dẫn đầu ở môn Vovinam cũng không gây ngạc nhiên với giới chuyên môn. Bởi lẽ, đội tuyển Vovinam xứ chùa tháp đã "ăn dầm nằm dề" tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia TP HCM gần cả năm. Chưa kể, 2 chuyên gia Dương Thanh Tiến và Nguyễn Văn Cường gần như đã trở thành "người nhà" của họ, khi được mời sang Campuchia huấn luyện thường xuyên.

Vovinam với giấc mơ Thế vận hội- Ảnh 2.

2 võ sĩ Việt Nam trong bài tự vệ nữ tại Giải Vô địch Vovinam thế giới 2023

Tại Indonesia, Liên đoàn Vovinam xứ vạn đảo đã được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận là thành viên chính thức. Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á Nguyễn Bình Định nhận xét: "Đây là tin vui cho làng Vovinam Đông Nam Á bởi môn võ Việt này đã chính thức được Indonesia đưa vào tập luyện, thi đấu bằng ngân sách nhà nước và phát triển trong hệ thống thi đấu quốc gia".

Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của Vovinam tại Thái Lan - đất nước đăng cai SEA Games 33 - cũng mang đến hy vọng Việt võ đạo sẽ trở thành môn thi đấu truyền thống tại ngày hội thể thao khu vực. Đó cũng chính là tiền đề cho việc môn võ Việt này tiến vào Á vận hội và xa hơn là Thế vận hội.

Ông Mai Hữu Tín nhìn nhận con đường song song, cần được đầu tư mạnh mẽ là Vovinam phải hoạt động theo chuẩn của IOC và phát triển rộng khắp trên toàn cầu, từ đó mới có thể "gây áp lực" với ủy ban này. WVVF đã điều chỉnh điều lệ và quy chế hoạt động của mình theo chuẩn IOC tại đại hội lần thứ 3 tổ chức ở Việt Nam mới đây. "Dưới WVVF, chúng ta đã có Liên đoàn Vovinam châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Úc. Cấp khu vực thì chúng ta có các Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á, khối Ả Rập. Chúng ta chưa thành lập được Liên đoàn Vovinam châu Mỹ là vì các võ sư tại Mỹ muốn hoạt động riêng. Việc phải làm bây giờ là cử người của chúng ta qua đó lập dần các võ đường, câu lạc bộ để khi đủ mạnh thì tổ chức thành liên đoàn" - Chủ tịch WVVF nhấn mạnh.

Hiện diện ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vovinam đang là môn võ trong tốp 5 về số người tập luyện đông nhất trên thế giới, sau boxing, taekwondo, judo và karatedo.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo