icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VRG và mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Ngọc Ánh - Ảnh: VRG

(NLĐO) - VRG đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng bình quân tăng 10%/năm giai đoạn từ năm 2026 - 2030, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững

Với gần một thế kỷ hình thành và phát triển, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) không chỉ là biểu tượng của ngành cao su Việt Nam mà còn vươn mình thành một tập đoàn kinh tế nông nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam. 

Những kết quả ấn tượng

Trong giai đoạn 2020 – 2024 đầy thách thức với dịch bệnh, biến động thị trường và biến đổi khí hậu, VRG vẫn kiên cường giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng. Doanh thu toàn Tập đoàn đạt 141.169 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 27.541 tỉ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 24.371 tỉ đồng, vượt xa các chỉ tiêu đề ra.

Đáng chú ý, thu nhập bình quân của hơn 81.000 người lao động toàn VRG đạt trên 9,47 triệu đồng/người/tháng, riêng năm 2024 đã vượt mốc 11 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,14 lần so với năm 2020.

VRG và mục tiêu tăng trưởng 2 con số- Ảnh 2.

Bình quân thu nhập người lao động VRG đạt hơn 11 triệu đồng/người/tháng vào năm 2024

Những con số này không chỉ thể hiện hiệu quả kinh doanh mà còn minh chứng cho cam kết của VRG trong việc đảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần vào an sinh xã hội.

Lĩnh vực cốt lõi trồng và chế biến cao su vẫn giữ vai trò trung tâm trong hoạt động của VRG. Tập đoàn hiện có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước và mở rộng đầu tư sang Lào, Campuchia, với tổng sản lượng chế biến cao su thiên nhiên đạt trên 2,5 triệu tấn trong giai đoạn 2020 – 2024.

Đáng chú ý hơn, VRG đã mở rộng hiệu quả sang các lĩnh vực mới, tạo nên một hệ sinh thái đa ngành bền vững.

VRG và mục tiêu tăng trưởng 2 con số- Ảnh 3.

Sản xuất gỗ phôi tại Công ty CP Chế biến XNK Gỗ Tây Ninh

Trong lĩnh vực công nghiệp gỗ, Tập đoàn sở hữu 16 nhà máy chế biến gỗ với công nghệ hiện đại, riêng gỗ công nghiệp MDF, VRG chiếm gần 50% sản lượng gỗ MDF cả nước. Các sản phẩm gỗ của VRG không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, và Hàn Quốc, góp phần nâng cao giá trị chuỗi sản xuất gỗ của Việt Nam.

Lĩnh vực công nghiệp cao su, đa dạng các sản phẩm: găng tay y tế, chỉ thun, băng tải, bóng thể thao, nệm…

VRG và mục tiêu tăng trưởng 2 con số- Ảnh 4.

Một góc KCN Long Khánh

Lĩnh vực bất động sản công nghiệp là một điểm sáng trong chiến lược đa dạng hóa của VRG với 14 KCN trên đất cao su đã thu hút hơn 800 nhà đầu tư, tổng vốn hơn 15 tỉ USD, tạo việc làm cho 260.000 lao động, đóng góp trên 20.000 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.

Lĩnh vực năng lượng, VRG đầu tư 4 nhà máy thủy điện, 11 dự án điện mặt trời, doanh thu năng lượng tái tạo đạt hơn 3.000 tỉ đồng.

VRG và mục tiêu tăng trưởng 2 con số- Ảnh 5.

Công nhân khai thác mủ trên vườn cây

Tăng trưởng cao cùng mục tiêu "Net Zero"

Kế hoạch năm 2025 VRG được Bộ Tài chính giao tăng trưởng 8%, VRG đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn mặt bằng ngành nông nghiệp. Cụ thể, doanh thu hợp nhất đạt 31.044 tỉ đồng (tăng 8,02% so với 2024); lợi nhuận trước thuế 5.840 tỉ đồng (tăng 4,17%).

Bám sát Chỉ thị số 09/CT-TTg, ngày 21/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 154/NQ-CP, ngày 31/5/2025 của Chính phủ để xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của Tập đoàn phấn đấu đạt tăng trưởng bình quân 10%/năm giai đoạn từ năm 2026 - 2030, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Theo đó, VRG bảo đảm sản lượng mủ thu hoạch bình quân hàng năm khoảng 450.000 – 500.000 tấn; tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương hiệu VRG duy trì trên 95%.

Tăng tỷ trọng doanh thu từ công nghiệp cao su và gỗ từ 7% lên 15% trong tổng doanh thu. Phát triển thêm các sản phẩm găng tay y tế, bóng thể thao, vật liệu cao su kỹ thuật cao…

VRG và mục tiêu tăng trưởng 2 con số- Ảnh 6.

Sản xuất bóng thể thao Geru Star

Phát triển thêm từ 3 – 5 KCN thế hệ mới - xanh - thông minh - tuần hoàn; tăng diện tích đất KCN chuyển đổi từ đất cao su lên khoảng 1.500 – 2.000 ha; thu hút đầu tư FDI chất lượng cao, công nghệ sạch vào các KCN do VRG quản lý.

Về lĩnh vực năng lượng và phát triển xanh, đầu tư thêm 5 dự án năng lượng tái tạo, tổng công suất tăng thêm 200 – 300 MW. Phấn đấu 100% nhà máy chế biến có hệ thống điện mặt trời áp mái, giảm phát thải CO₂ khoảng 60.000 tấn/năm.

VRG và mục tiêu tăng trưởng 2 con số- Ảnh 7.

Nông nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực được VRG đầu tư trong thời gian tới

Về năng lượng và phát triển xanh, VRG đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, với kế hoạch đầu tư thêm 5 dự án, nâng tổng công suất tăng thêm từ 200 – 300 MW.

Những nỗ lực này không chỉ góp phần vào an ninh năng lượng quốc gia mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của VRG đối với sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

VRG và mục tiêu tăng trưởng 2 con số- Ảnh 8.

Nhà máy thủy điện Geruco Sông Côn

Trong giai đoạn 2025 – 2030, VRG đặt mục tiêu tái định vị chuỗi giá trị ngành cao su, gia tăng tỷ lệ chế biến sâu, phát triển thương hiệu VRG tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản. Xây dựng hệ sinh thái cao su số hóa, kết nối giữa người trồng – nhà máy – khách hàng – nhà đầu tư.

Đầu tư vào lĩnh vực mới như vật liệu công nghệ cao, logictics, thương mại carbon, hướng tới mô hình "doanh nghiệp không phát thải ròng" - Net Zero vào năm 2050.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Đẩy mạnh chuyển đổi số và quản trị thông minh, VRG triển khai hệ thống phần mền ERP toàn Tập đoàn, tỷ lệ hồ sơ công việc xử lý trên môi trường số trên 90%.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo