xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vừa ngủ dậy phải đi cấp cứu, bác sĩ tiết lộ lý do bất ngờ

Huế Xuân

(NLĐO) – Một số thói quen hằng ngày vô tình đe dọa đến sức khỏe con người, có trường hợp đã tử vong vì chủ quan.

Tại hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện An Bình năm 2024 diễn ra sáng 28-12, GS -TS – BS CK II Nguyễn Công Minh, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương, nguyên Trưởng Bộ môn Ngoại - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khẳng định không chỉ có trẻ nhỏ mới hóc dị vật, rất nhiều người lớn cũng phải nhập viện cấp cứu, bắt nguồn từ những thói quen không tốt trong cuộc sống hằng ngày.

Vừa ngủ dậy phải đi cấp cứu, bác sĩ tiết lộ lý do bất ngờ- Ảnh 1.

GS -TS – BS CK II Nguyễn Công Minh chia sẻ về những thói quen không tốt dẫn đến hóc dị vật ở người lớn và trẻ nhỏ

Theo GS Minh, nhiều người có thói quen ngậm tăm xỉa răng sau khi ăn rồi ngồi xem TV, đọc báo và ngủ thiếp đi. Vô tình, trong lúc ngủ, tăm xỉa răng trôi xuống thực quản và mắc kẹt.

"Bản thân bệnh nhân cũng không biết mình đã nuốt nhầm tăm xỉa răng. Đến khi thấy hình ảnh nội soi thực quản thì bệnh nhân mới tá hỏa" – GS Minh cho hay.

Nhiều trường hợp mắc xương cá nhưng lại không đến bệnh viện, tự xử lý tại nhà bằng cách nuốt trọng chuối, nuốt nắm cơm to, cố gắng khạc nhiều lắm… dẫn đến sưng tấy, xuất hiện mủ, xuất huyết và tổn thương nghiêm trọng.

"Mọi sự chậm trễ đều phải trả giá đắt. Khi mắc dị vật phải đến bệnh viện ngay lập tức (tốt nhất trong vòng 24 giờ), không được chờ đến khi đau nhức mới tìm đến bác sĩ. Đã có trường hợp tử vong vì mắc xương cá trong 10 ngày" – BS Minh cảnh báo.

Vừa ngủ dậy phải đi cấp cứu, bác sĩ tiết lộ lý do bất ngờ- Ảnh 2.

Khi mắc dị vật, không cố gắng khạc nhổ nhiều lần. Ảnh minh họa

Tại hội nghị, GS Minh cho biết số ca tử vong vì mắc dị vật những năm gần đây giảm rõ rệt (từ 19% vào năm 2006 xuống còn 6,7% vào năm 2024). Trong đó, khoảng 80-90% dị vật ra khỏi cơ thể mà không cần can thiệp; 10-20% phải can thiệp nội soi; số ca cần phẫu thuật chưa đến 1%.

Điều này cho thấy kiến thức y khoa của bác sĩ kết hợp với hệ thống cấp cứu hiện nay đang phát huy tốt vai trò của mình. Ngoài ra, người dân cũng dần quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, số ca biến chứng nặng do hóc dị vật giảm.

"Cuộc sống vội vàng nên một số người lớn hay để đồ đạc lung tung, chính những thói quen này gây nguy hiểm đến trẻ nhỏ. Tuyệt đối phải để xa những vật nhỏ, vật nhọn ra khỏi tầm tay trẻ em, nhất là các loại pin. Pin kẹt trong vòm họng, khí quản, thực quản sẽ khiến trẻ bị bỏng, xuất huyết, hình thành những lỗ rò..." - GS Minh nhấn mạnh.

Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện An Bình diễn ra ngày 28-12, thu hút hơn 300 đại biểu là chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, trường đại học, hội chuyên khoa Việt Nam và khu vực TP HCM.

Dịp này, PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TPHCM, Phó chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, đã trao chứng nhận Chất lượng điều trị Vàng của Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO) cho Bệnh viện An Bình.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo