“Hà Nội và TPHCM đều khẳng định quá tải phương tiện giao thông, nhưng cứ hở ra tí đất nào là cho xây dựng chung cư, cao ốc. Phải gắn chặt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch ngành giao thông”. Trưởng Ban Công tác Đại biểu QH Phạm Minh Tuyên nhận xét. Quan điểm này trùng khớp với giám sát của Ủy ban QP-AN.
Theo ông Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban QP-AN, xây dựng chiến lược, quy hoạch còn thiếu đồng bộ giữa phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với quy hoạch phát triển đô thị, với
Việc không thấy trước hậu quả của sự tập trung cao độ người và phương tiện tại trung tâm các TP lớn sẽ dẫn đến bài toán ùn tắc giao thông không có lời giải |
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Điều đó thể hiện rõ ở các TP lớn như Hà Nội, TPHCM.
Trong khi nạn ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng thì cơ quan quản lý Nhà nước thẩm quyền vẫn tiếp tục cấp phép cho mở rộng các cơ sở GD-ĐT, bệnh viện, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại ở trung tâm TP. Việc không thấy trước hậu quả của sự tập trung cao độ người và phương tiện sẽ dẫn đến bài toán ùn tắc giao thông không có lời giải.
Mặt khác, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông còn chậm, thiếu đồng bộ, mang tính chất xử lý tình thế nên chi phí cho xây dựng hạ tầng giao thông rất tốn kém nhưng hiệu quả thấp. Quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư chưa gắn với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Nhìn chung, tỉ lệ đất dành cho giao thông ở các đô thị rất thấp, kể cả các khu đô thị mới. Nhiều công trình lớn được xây dựng vẫn chưa có bãi đỗ xe theo quy định.
Ở khía cạnh người tham gia giao thông, qua giám sát, ông Lê Quang Bình chỉ rõ: Thói quen tự do, tùy tiện đặc trưng của nền sản xuất nhỏ chưa được loại bỏ trong ý thức của người đi đường dẫn đến hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm pháp luật giao thông khá phổ biến.
Nạn ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM ngoài chuyện do quá tải phương tiện tham gia giao thông còn vì sự phân luồng tuyến, chu kỳ tín hiệu tại nhiều nút giao thông thiếu khoa học, chưa hợp lý và sự can thiệp không kịp thời, tích cực của các cơ quan chức năng.
GS-TS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, nhận xét: “Nhận thức của chúng ta, đặc biệt là tâm lý xã hội, luôn đề cao sự thuận tiện cá nhân mà chưa chú ý đến hiệu quả chung. Tự do cá nhân mà không có sự điều phối thì cũng giống như câu chuyện ngụ ngôn về hai con dê qua cầu. Việc quản lý, điều hành giao thông thường bị động, khi bị ùn tắc lâu thì CSGT mới đến điều phối”.
Để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, Ủy ban QP-AN đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm nghiên cứu, xây dựng chính sách có tính đột phá hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, có thể là áp dụng các loại phí giao thông; đồng thời tổng kết việc thi hành Luật Giao thông đường bộ. Trước mắt, cần kiến nghị UBTVQH cho sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực bảo đảm TTATGT.
“Đã đến lúc các cơ quan, tổ chức và toàn dân phải coi tai nạn và ùn tắc giao thông là cuộc chiến thực sự để có sự chỉ đạo, tổ chức và điều hành thực hiện pháp luật về TTATGT một cách quyết liệt, nhằm từng bước kiềm chế, đẩy lùi vấn nạn này” - ông Lê Quang Bình nhấn mạnh.
Trước mắt vẫn phải áp dụng hình thức phạt thu giữ phương tiện giao thông, nhưng lâu dài có thể nghiên cứu cách khác, như tăng mức xử phạt cao hơn nữa nhưng không giữ phương tiện. (Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng) |
Bình luận (0)