xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cây ngã hàng loạt do trồng ẩu !

Bài và ảnh: BÌNH MINH

Công nhân vườn ươm thường chặt ngang rễ cái khiến cây sau khi trồng không có rễ cái làm trụ để chống chọi với gió Từ đầu năm đến nay, gần như cứ mỗi trận mưa lớn là nhiều cây xanh ở TPHCM lại đua nhau gãy, ngã gây ùn tắc giao thông, thiệt hại tài sản, sức khỏe người dân.

Giải thích nguyên nhân, cơ quan chức năng thường cho rằng do thiên tai, trong khi những nguyên nhân từ con người lại không được đề cập.

Ngã... tập thể!

Trưa 8-9, cơn mưa xối xả đã khiến một nhánh lớn của cây sao đen tại góc đường Điện Biên Phủ- Lê Quý Đôn bị gãy, đè sập tường và bảng hiệu của Trường Ngoại ngữ Hải Đăng.

Mái của một căn nhà bên trong khuôn viên trường bị xuyên thủng, 2 người buôn bán trên vỉa hè bị trầy xước, đèn tín hiệu giao thông bị tê liệt và kẹt xe kéo dài. Nhiều cây xanh dọc các tuyến đường quận 1, quận 3 như Trần Quốc Thảo, Trương Định, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Huệ... cũng bị ngã chỏng gọng.

Cảnh tượng gần như lặp lại vụ ngã, gãy “tập thể” của 132 cây xanh trong đợt bão số 2 mới xảy ra cách đây hơn một tháng. Hậu quả là 5 xe hơi, 37 xe máy, 3 mái nhà, 2 đường dây điện trung thế và một đoạn tường Nhà Văn hóa Thanh niên bị hư hỏng.

Nghiêm trọng nhất là vụ ngã cây vào tối 3-8, một cây cổ thụ bên trong khuôn viên một hãng hàng không trên đường Trần Quốc Thảo bị trốc gốc đè sập quán cơm 157 Lý Chính Thắng, làm 2 người khách đang ăn cơm tại đây bị thương.

Ông Nguyễn Bá Dũng, Trưởng Phòng Quản lý dịch vụ Sở GTCC TPHCM, cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc cây xanh gãy nhánh, ngã đổ. Trong đó, chủ yếu là do các loại cây có đặc tính rễ ăn ngang nên dễ ngã và cành nhánh giòn, dễ gãy (như bàng, bã đậu, sọ khỉ, keo lá tràm...), một số cây như sao, dầu có đặc tính tự rụng cành nên cành khô chưa kịp cắt tỉa đã... rơi tự do.

Cũng theo ông Dũng, một nguyên nhân nữa cũng tác động đến cây xanh là do người dân trong quá trình sinh hoạt, xây dựng khiến đất đai bị nén chặt, nghèo dinh dưỡng, không gian giới hạn dẫn đến rễ cây kém phát triển.

img
Một cây xanh trên đường Võ Thị Sáu bị ngã, phần gốc vẫn còn nguyên bầu ni lông huyện Bình Chánh - TPHCM

Đâu chỉ tại gió, tại cây

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, hầu hết những cây bị ngã đều có đặc điểm chung là phần rễ cái (rễ cọc) không có hoặc bị mục ruỗng trong khi hệ thống rễ phụ không phát triển, cằn cỗi.

Chính hệ thống rễ quá nghèo nàn này khiến cây không có khả năng trụ vững khi gặp gió mạnh và kết quả là bị ngã hàng loạt. Tình trạng nhiều cây xanh trồng trong đô thị không có rễ cái, theo tiến sĩ Trần Hợp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dịch vụ sinh vật cảnh TPHCM, có 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, do đặc tính của loại cây đó không có rễ cái, nên thường không được chọn trồng trong đô thị vì nguy cơ ngã đổ rất cao. Thứ hai, do cây được trồng trong khu vực có nhiều công trình ngầm hoặc trên các công trình bê tông (như cống hộp) nên rễ cái không phát triển được và dần dần bị sâu mọt, thối rữa. Vì thế, những loại cây có thân cao, tán rộng không được khuyến khích trồng trong khu vực có không gian và khuôn viên hạn chế.

Thứ ba, xuất phát từ vấn đề kỹ thuật và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất. “Cây khi đưa vào trồng trong đô thị thường phải có chiều cao trên 2 m để dễ chằng chống, không bị trẻ con bẻ phá”. Vấn đề là ở chỗ này - tiến sĩ Trần Hợp cho biết.

Theo giải thích của ông, cây giống được trồng thẳng xuống đất trong các vườn ươm nên khi xuất vườn rễ cái đã cắm sâu xuống đất và rất khó đào nguyên bộ rễ để chuyển đi. Do đó, công nhân vườn ươm thường chặt ngang rễ cái, chỉ chừa một đoạn ngắn rồi bầu gốc bằng ni lông. Chính điều này khiến cây sau khi trồng không có rễ cái làm trụ để chống chọi với gió.

Một nguyên nhân khác liên quan đến kỹ thuật trồng cây mà đã có không ít lần cả các nhà chuyên môn nhìn thấy cũng phải lắc đầu, đó là kiểu “trồng ẩu”. Chúng tôi đã từng chứng kiến một số cây xanh khi trồng không được công nhân tháo bỏ bầu ni lông, hoặc chỉ được cắt bỏ chiếu lệ phần đáy bầu.

Theo tiến sĩ Trần Hợp, trồng như thế là sai kỹ thuật, vì nếu để nguyên bầu, hoặc chỉ cắt đáy thì rễ cây không xuyên được ra bên ngoài dẫn đến cây chết hoặc không phát triển.

Cải tạo hơn 6.000 cây xanh

Để hạn chế tình trạng cây ngã gây thiệt hại cho người dân, Sở GTCC TPHCM đã giao Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1 phối hợp với Công ty Công viên Cây xanh lập kế hoạch cắt tỉa, cải tạo hơn 6.000 cây xanh dọc các tuyến đường.

Cụ thể, cắt thấp 1.014 cây xanh có đặc tính rễ ăn ngang, nhánh giòn dễ gãy; mé nhánh, cắt nhánh khô của 4.361 cây sao, dầu; thay thế 715 cây tạp không phù hợp với tiêu chí cây xanh đô thị như keo lá tràm (tràm bông vàng), bã đậu...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo