xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chất lượng sống “lệch pha” tăng trưởng

THU SƯƠNG thực hiện

Ông Lê Văn Thành, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề xã hội đô thị của Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (HIDS), đề xuất những cách làm để nâng cao chất lượng sống của người dân TP

. Phóng viên:  Được biết, HIDS đã có cuộc điều tra về mức sống người dân TPHCM, kết quả thế nào, thưa ông?

 
img
- Ông Lê Văn Thành:
Chúng tôi tiến hành cuộc điều tra vào cuối năm 2008, năm 2009 và năm 2010 tiến hành phân tích bổ sung. Với những số liệu hiện có, có thể khẳng định mức sống người dân TP trong những năm qua có xu hướng tăng rõ rệt.
 
Biểu hiện rõ nhất là thu nhập bình quân người/hộ tăng dần qua các năm: Năm 2002 là 904.000 đồng/người/tháng; năm 2004 tăng lên 1.144.000 đồng/người/tháng; năm 2006 là 1.465.000 đồng/người/tháng và năm 2008 là 2.263.000 đồng (tăng 2,5 lần so với năm 2002).
 
Đây là một mức tăng trưởng nhanh, tương đối ổn định và sẽ còn kéo dài trong những năm tới dựa vào tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn định của TP.
 
Bên cạnh đó, tỉ lệ thu nhập giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất là   6,9 lần. Với các cuộc điều tra về mức sống của ngành thống kê những năm trước, con số này là từ 6,3 - 6,4 lần.
 
Cuộc điều tra Nghèo đô thị năm 2009 cung cấp một con số là 6,5 lần. Như vậy, có thể nói từ kết quả nhiều cuộc điều tra khác nhau, chênh lệch giàu nghèo ở TPHCM khoảng từ 6,5-6,9 lần.
 
Qua đó, cho thấy kinh tế TP phát triển mạnh nhưng chênh lệch giàu nghèo không dãn ra nhiều nên xã hội đã không xảy ra những biến động lớn. Nhìn tổng thể, cuộc sống người dân có phần ổn định.
 
. Đây có phải là tín hiệu lạc quan không, thưa ông?
 
- Đây là tín hiệu khá lạc quan. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui cũng có những quan ngại nhất định.
 
Thứ nhất, chênh lệch thu nhập giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành khoảng 1,6 lần nhưng “soi” vào đồ thị giữa các năm thấy khoảng cách thu nhập giữa hai đối tượng này ngày càng cách xa nhau, nếu không có phương án điều chỉnh sẽ gây ra chênh lệch giàu nghèo lớn giữa thành thị và nông thôn của TP.
 
Thứ hai, thu nhập bình quân người dân TP hiện nay khoảng tương đương 3 USD/ngày/người cũng chưa cao lắm. Thêm vào đó, yếu tố trượt giá hằng năm như năm 2010 lại gần 12%, làm cho mức thu nhập tăng không đáng kể.
 
Mặt khác, nếu lấy thu nhập trừ cho chi tiêu thì khoảng 40% tổng số hộ dân không có tích lũy (thậm chí trong nhóm có mức thu nhập thấp nhất thì có một tỉ lệ nhỏ còn bị âm) nên cuộc sống chưa thực sự được bảo đảm, bền vững.
 
Đây là một khó khăn rất lớn đối với chương trình “Giảm hộ nghèo, tăng hộ khá” của TP, chưa nói nguy cơ tái nghèo khi cuộc sống của 40% người dân này xảy ra biến cố: tai nạn, ốm đau...

img

Tình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống người dân TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
 
. Thu nhập tăng, vậy chất lượng cuộc sống người dân có được cải thiện?
 
- Kết quả cuộc khảo sát khác cho thấy phần lớn người dân chi thu nhập của mình cho ăn uống đến 50%, giáo dục 20%, trong khi chi phí cho vui chơi giải trí (4,4%), y tế (2,2%), các mối quan hệ xã hội... quá thấp khiến các nhu cầu sống phong phú của người dân vẫn chưa được đáp ứng tốt.
 
Về môi trường sống thì ngày càng xuống cấp vì tình trạng ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường... ngày càng trầm trọng hơn, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục...  cơ sở vật chất vẫn bị quá tải nên không đáp ứng nhu cầu và chất lượng phục vụ.
 
Tuy TP đã nỗ  lực đầu tư nhưng với đà tăng dân số hiện nay, kết quả vẫn như muối bỏ biển. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân khiến họ cảm thấy môi trường sống càng ngột ngạt.
 
Chưa kể TP đang đầu tư thi công nhiều công trình lớn và thời điểm giữa năm 2010 lại dồn dập xảy ra một số biến cố như rò rỉ điện từ các công trình công cộng, “hố tử thần”...  rình rập khiến người dân cảm thấy bất an. Như vậy, chất lượng sống của người dân TP đang bị giảm sút mà điều này có thể tác động ngược trở lại tăng trưởng thông qua việc giảm sức sản xuất.
 
. Vậy theo ông, TP nên làm gì để cải thiện tình trạng này?
 
- Thời gian qua, TP cũng đã có rất nhiều nỗ lực từ chính sách đến hành động để cải thiện an sinh xã hội nhưng nỗ lực đó vẫn chưa đủ đối với một TP đang “phình” ra nhanh chóng.
 
Theo tôi, việc đầu tiên TP cần làm là tăng cường việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị ở cấp cơ sở, khu dân cư. Cần quan tâm đầu tư hơn nữa đến các công trình nhỏ nhưng thiết thân với cuộc sống người dân.
 
Người dân quan tâm đến cống có thoát được nước hay không, đường có bằng phẳng để khỏi té ngã  khi lưu thông... Điều này không chỉ giải quyết được những bức xúc tích tụ trong cuộc sống của người dân, cải thiện chất lượng sống mà còn góp phần giải bài toán ngân sách đầu tư cho các công trình xã hội vốn eo hẹp thông qua phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm ở cấp cơ sở.
 
Thứ hai, TP cần có chính sách kiểm soát người nhập cư- một trong những yếu tố khiến TP “phình” ra nhanh chóng, không kiểm soát được. Quy hoạch xây dựng chung của TP đến năm 2020 nhằm đáp ứng quy mô dân số 12,5 triệu người, tuy nhiên đến năm 2010, dân số của TP đã lên đến khoảng 8 triệu người với số dân nhập cư liên tục gia tăng qua các năm.
 
Nếu cứ giữ tốc độ này thì 10 năm sau, dân số TP chắc chắn sẽ vượt xa con số 12,5 triệu, kéo theo các mục tiêu về kinh tế, xã hội cũng bị phá vỡ, tất nhiên chất lượng sống của người dân lại tiếp tục giảm sút.
 

Chênh lệch giàu nghèo chỉ 6,9 lần, vì sao?

 
Trả lời câu hỏi vì sao theo đánh giá của nhiều người, chênh lệch giàu nghèo tại TPHCM rất lớn nhưng nghiên cứu của HIDS lại chỉ có 6,9 lần, ông Thành cho biết HIDS dùng phương pháp gọi là ngũ phân vị, tức là chia dân số thành 5  nhóm đều nhau (20%), tất nhiên trong mỗi nhóm cũng có rất nhiều mức thu nhập khác nhau, tỉ lệ này là so sánh giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất.
 
Đây là một phương pháp cổ điển và truyền thống để đánh giá chênh lệch giàu nghèo theo khoa học kinh tế phát triển.
 
Nguyên nhân chênh lệch thấp có thể lý giải là do TP đã có những chính sách hỗ trợ nhóm người nghèo để nâng thu nhập, trong khi nhóm thu nhập cao thì trừ một số ít các doanh nghiệp, đa số là “làm công ăn lương” mà lương thời gian qua tăng không đáng kể vì vậy chênh lệch giữa hai nhóm này không cao.
 
Còn như cách so sánh của dư luận hiện nay là giữa những người thu nhập “ngất ngưởng” của nhóm thu nhập cao với những người “cuối bảng” của nhóm thấp nhất thì chắc chắn tỉ lệ chênh lệch sẽ rất lớn.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo