xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chất thải nguy hại bí đầu ra

Bài và ảnh: Thu Sương

Hoạt động xử lý chất thải nguy hại ở TPHCM đang quá tải, dẫn đến chất thải không được xử lý đến nơi đến chốn hoặc chôn vô tội vạ, đe dọa nghiêm trọng môi trường sống

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM, hiện TP có 40 đơn vị được cấp phép vận chuyển chất thải nguy hại (CTNH) và 12 đơn vị được Tổng cục Môi trường và Sở TN-MT cấp phép xử lý CTNH. Số đơn vị này không thể kham nổi 1.100 đơn vị được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải với khoảng 600 tấn CTNH (300 tấn của TP và 300 tấn từ các địa phương khác) phát sinh mỗi ngày.

img
Chất thải nguy hại trên địa bàn TPHCM hiện chưa được xử lý triệt để. Trong ảnh: Một địa điểm có chất thải nguy hại ở khu vực quận Thủ Đức - TPHCM


Quá tải dài dài

Phải đánh vào túi tiền doanh nghiệp


Cách tốt nhất để quản lý hoạt động xử lý CTNH hiện nay có lẽ là thu phí bảo vệ môi trường đối với CTNH theo Nghị định 174/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, nghị định này đã ban hành hơn 2 năm, đến nay vẫn chưa được triển khai trên địa bàn TPHCM. Theo PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng TN - MT TPHCM, thu phí là một trong ba nhóm giải pháp quản lý môi trường của Nhà nước và là nhóm hiệu quả nhất vì đánh thẳng vào lợi ích DN, từ đó sẽ hạn chế được số lượng phát sinh cũng như các vi phạm trong việc quản lý, xử lý CTNH.


Thêm vào đó, cũng theo ông Tuấn, nếu quy định pháp luật đã ban hành mà không thực hiện sẽ dẫn đến tình trạng lờn luật, chưa kể mức thu phí tối đa 6 triệu đồng/tấn theo quy định vẫn là giá “bao cấp” vì đây mới chỉ là giá thu gom chứ chưa phải là giá xử lý, do đó cần phải áp dụng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Đặc biệt, sau khi “anh cả” trong lĩnh vực xử lý CTNH của TPHCM là Công ty Môi trường Đô thị TP không còn tiếp nhận CTNH và Công ty Tân Đức Thảo bị rút giấy phép hoạt động, gánh nặng đã dồn lên vai các doanh nghiệp (DN) còn lại, trong khi năng lực xử lý của các đơn vị này còn hạn chế, chỉ khoảng 10 tấn/ngày.
 
Đa số DN xử lý CTNH sử dụng công nghệ lạc hậu, chi phí khấu hao thiết bị lớn nên giá thành xử lý chất thải bị đẩy lên cao, khiến các đối tác than trời! Dù vậy, hiện  vẫn chưa có cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm tư vấn cho các DN về những công nghệ xử lý CTNH tiên tiến, đáng tin cậy. Do đó, hầu hết DN phải vừa hoạt động vừa mày mò cải tiến nên hiệu quả xử lý chất thải không như mong đợi.

Ngoài ra, các DN xử lý chất thải còn gặp khó khăn về vốn và đất. Đại diện một DN than thở: “Nhà nước kêu gọi, khuyến khích DN đầu tư xử lý CTNH nhưng chưa có chính sách ưu đãi đi kèm, vì thế chúng tôi gặp khó khăn mà chẳng biết kêu ai”.


Để giảm tải cho hoạt động xử lý CTNH, giữa năm 2009, TP đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTNH tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 9-2009 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa hoàn thành.

Tuy nhiên, theo những người am hiểu lĩnh vực này, dù nhà máy có đi vào hoạt động, tình trạng quá tải nói trên vẫn không dứt vì công suất tối đa của nó chỉ khoảng 21 tấn/ngày.


Chôn bậy vì phí cao (?)


Gần đây, nhiều hành vi tiêu cực trong xử lý CTNH đã bị phát hiện. Không ít DN chỉ ký hợp đồng với đơn vị xử lý để qua mắt cơ quan quản lý, không hề giao CTNH mà... tự xử, như vụ Nhà máy Điện Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) chôn và lưu giữ xỉ lò đốt dầu và sợi amiăng trong khuôn viên nhà máy vào năm 2009. Cũng trong năm này, Công ty TNHH Quốc tế D-L (nằm trong KCX Tân Thuận, quận 7) chôn CTNH dưới nền nhà máy...

Nguyên nhân khách quan của những vụ trên là do các đơn vị thu gom, xử lý tự động nâng giá khiến các DN “ngại” giao CTNH. “Lúc trước, chúng tôi giao CTNH cho đơn vị xử lý nhưng từ khi chi phí xử lý tăng cao, chúng tôi không kham nổi nữa” - một giám đốc DN bị phát hiện chôn CTNH phân trần. Chưa kể nhiều cơ sở sản xuất phát sinh CTNH nhưng vì khối lượng nhỏ, không thể ký hợp đồng với đơn vị thu gom nên đành phải tự xử lý.

Ngay cả các đơn vị xử lý cũng “thi” nhau đem chôn CTNH, bằng chứng là nhiều “ông lớn” đã bị điểm mặt: Công ty Môi trường Đô thị TP, Công ty Tân Đức Thảo, Công ty Sao Mai Xanh, Công ty Tùng Nguyên...


Một số chuyên gia về lĩnh vực môi trường ước tính: Với khoảng 300 tấn CTNH phát sinh mỗi ngày trên địa bàn TPHCM, hai năm qua, do không triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với CTNH theo Nghị định 174/2007/NĐ-CP nên ngân sách đã thất thu khá lớn.


Với nguồn tiền đã thất thu, TP có thể giải quyết được nhiều vấn đề tồn đọng trong việc đầu tư xử lý CTNH.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo