xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐH Quốc gia Hà Nội “mất” hàng trăm hécta đất

Bài và ảnh: Anh Phương

Việc cá thể hóa đất công ở Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo ra việc mua bán, chuyển nhượng bất hợp pháp đất, thậm chí mua bán giấy tờ giao đất, lập hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền của Nhà nước

Nông trường 1A có diện tích 1.250 ha nằm trên địa phận 2 tỉnh Hà Tây (cũ) và Hòa Bình, từ năm 1995 được giao cho Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội quản lý để chuẩn bị việc di dời ĐH này từ Hà Nội lên. Sau 11 năm, trong khi hình hài ngôi trường mới còn chưa rõ nét thì qua kiểm tra, hàng trăm hécta đất biến mất không thể giải thích được.


Không biết vì sao mất đất


Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa kết thúc thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư tại dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội. Kết quả thanh tra cho thấy theo quy hoạch, khối lượng phải GPMB của dự án này lên tới 1.220 ha, trong đó 1.000 ha để xây dựng ĐHQG.

Diện tích đất này nhằm quy hoạch, xây dựng ĐHQG Hà Nội thành một ĐH lớn với 41.000 sinh viên, 4.000 cán bộ giảng dạy, tại khu vực Hòa Lạc (Hà Tây cũ). Dự kiến, kinh phí đầu tư lên tới 7.320 tỉ đồng. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích này đã không được Nông trường 1A (NT1A) lập bản đồ địa chính, không lập sổ sách theo dõi biến động về sử dụng đất, không đăng ký sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Một diện tích không nhỏ đã được NT1A giao khoán cho các hộ trồng chè, cây ăn quả lâu năm, trồng lúa, trồng rừng... Đáng lưu ý, trong số này, từ năm 1996 đến 2003, diện tích đất rừng vốn được quản lý tập trung lại giảm đột biến. Giám đốc NT1A giải trình lý do giảm là do giao cho các đơn vị khác hơn 69,6 ha.


img
Đất ven Quốc lộ 21 thuộc Nông trường 1A đã được rao bán với giá khá cao


Tuy nhiên, vẫn còn hơn 59 ha nông trường này không giải thích được nguyên nhân giảm. Diện tích đồi trọc 120 ha được giữ ổn định suốt từ 1996-2002 nhưng chỉ trong thời gian ngắn, đến tháng 3-2003 đã giảm một cách bất thường xuống còn hơn 59 ha. Giám đốc NT1A chỉ đưa ra được danh sách 134 hộ khai hoang với hơn 17 ha còn gần 44 ha không giải thích  được nguyên nhân giảm. Tương tự, diện tích đất lúa cũng được giữ ổn định, giao khoán hằng năm cho các hộ nhưng đầu năm 2003, nông trường cũng đột ngột giao khoán lâu dài tới hơn 181,7 ha.


TTCP cho rằng việc giảm đất quản lý tập trung trong khi tăng diện tích khoán lâu dài đến các hộ, đặc biệt đất trồng cây ăn quả là không bình thường, có biểu hiện khai man để hưởng tiền bồi thường, hỗ trợ khi GPMB. Việc lãnh đạo nông trường giao đất cho dân tại thời điểm chuẩn bị cho công tác GPMB đã khiến Nhà nước thiệt hại khoản kinh phí đền bù không nhỏ, tới hơn 6,1 tỉ đồng. “Việc cá thể hóa đất công nêu trên đã tạo ra việc mua bán chuyển nhượng bất hợp pháp đất, thậm chí mua bán giấy tờ giao đất, lập hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền của Nhà nước” – TTCP nhận xét.


Tăng thêm hàng trăm ngàn mét vuông đất ở


Đối với diện tích đất ở, đầu tháng 9-1996, NT1A báo cáo có 850 hộ được giao gần 292.000 m2 đất. Song, cũng vào thời điểm tháng 3-2003, đã có tới 1.827 hộ đến ở với diện tích gần 580.000 m2. Qua kiểm tra, chỉ có 676 hộ là CBCNV đang làm việc, 343 hộ là CBCNV đã nghỉ; có tới 54 hộ vắng chủ, 502 hộ không rõ địa chỉ.

Và đương nhiên, lãnh đạo NT1A cũng như ĐHQG Hà Nội cũng không giải thích được nguyên nhân tăng thêm 997 hộ và 288.000 m2 đất này. Tiếp tục kiểm tra hồ sơ bồi thường, hỗ trợ GPMB, cơ quan thanh tra đã phát hiện một số hộ không phải là người của NT1A được giao đất ở không có nhà và công trình phụ trên đất nhưng vẫn được hỗ trợ, bồi thường đất ở.

Đặc biệt, có 8 hồ sơ lợi dụng sự buông lỏng quản lý đã giả mạo giấy tờ để chiếm đoạt hơn 4,1 tỉ đồng tiền hỗ trợ. Trong số tiền Nhà nước chi cho bồi thường, GPMB của dự án có 18,37 tỉ đồng chi sai nguồn gốc đất, bồi thường quá số diện tích được xác nhận, bồi thường sai đối tượng (có 41 hộ đã chuyển đi vẫn được nhận tiền đền bù)... Những sai phạm này, người phải chịu trách nhiệm đầu tiên là ông Vũ Đức Hảo, nguyên giám đốc NT1A, nay là phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển đô thị ĐH thuộc ĐHQG Hà Nội do nhiều lần xác nhận sai nguồn gốc đất, đối tượng được nhận đền bù.


Qua đó, TTCP yêu cầu Hội đồng GPMB huyện Thạch Thất (nay thuộc Hà Nội) chỉ đạo Ban GPMB huyện thu hồi về ngân sách hơn 18,3 tỉ đồng chi sai. TTCP cũng đã chuyển hồ sơ sang CQĐT làm rõ việc giả mạo giấy tờ để chiếm đoạt tiền của ngân sách Nhà nước hơn 4,1 tỉ đồng; điều tra việc lập hồ sơ nguồn gốc đất đai và tài sản trên đất để nhận bồi thường, hỗ trợ tiền GPMB có dấu hiệu cá nhân hóa đất công. Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của ban giám đốc ĐHQG Hà Nội; kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với lãnh đạo huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã để xảy ra sai phạm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo