xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá nước tăng hơn 77%: Dễ gây sốc !

Thu Hồng

Giá nước sinh hoạt được đề xuất tăng từ 2.700 đồng/m³ lên 4.800 đồng/m³ sẽ là gánh nặng với người nghèo

Phương án tăng giá nước sạch từ năm 2009 do UBND TPHCM ban hành (trên cơ sở đề xuất của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn- SAWACO) đã được Ủy ban MTTQ TPHCM tổ chức góp ý vào chiều 9-11. Đa số các đại biểu đều không đồng tình với phương án tăng giá đến hơn 77% so với năm 2004.


Nước: Sẽ là mặt hàng xa xỉ


Là người phát biểu đầu tiên, ông Trương Văn Đa, nguyên đại biểu HĐND TPHCM, bức xúc: “Việc đề xuất tăng giá nước của SAWACO là tất yếu và dễ cảm thông trong tình hình hiện nay bởi chi phí vật tư, thiết bị, nhân công đều tăng hơn so với trước.

Tuy nhiên, mức tăng 77,78% đối với nước sinh hoạt (từ 2.700 đồng/m3 lên 4.800 đồng/m3) là không thể chấp nhận vì quá đột ngột, dễ gây sốc. Chưa kể số hộ nghèo có thu nhập dưới 2 triệu đồng/người/tháng ở TPHCM còn nhiều, giá nước tăng sẽ là gánh nặng đối với họ...”.

Ông Đa tiếp tục đặt vấn đề: “SAWACO đề nghị tăng giá nước trong khi chất lượng phục vụ thấp, tỉ lệ thất thoát nước đến 40%, tức “ăn nửa bỏ nửa”. Phải chăng tiền nước thất thoát, SAWACO đang bắt người dân phải gánh chịu, trong khi cơ sở hạ tầng, đường ống xuống cấp. Các kỳ HĐND họp năm nào ngành cấp nước cũng hứa sẽ đầu tư nâng cấp nhưng đến nay chưa thấy kết quả khả quan!”.

img
Gần một tuần nay, người dân ở thị trấn Nhà Bè phải đến các điểm cung cấp nước sạch
trên đường Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ, Q.7 mua nước (ảnh chụp ngày 9-11). Ảnh: T.Thạnh

Băn khoăn về khía cạnh môi trường, đại biểu Đặng Đức Dũng, cán bộ Ủy ban MTTQ TP, lo ngại: Nếu tăng giá nước sinh hoạt đến hơn 77% thì nước sẽ trở thành mặt hàng xa xỉ đối với những hộ nghèo. Lúc đó nước chỉ để nấu ăn, đun nước uống..., còn sinh hoạt người dân sẽ trở lại dùng nước giếng khoan.

“Thực tế, nhiều hộ ở quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình... theo tôi biết đã khoan giếng trở lại, trong khi Nhà nước có chủ trương hạn chế khai thác nước ngầm. Chưa kể giá nước tăng nhưng chất lượng lại không tương xứng. Quận Gò Vấp - nơi tôi ở - là đầu nguồn nước nhưng thỉnh thoảng nước bị đục như nước trà, khi phản ánh, nhân viên xuống súc xả ào ào, lãng phí hàng trăm mét khối”- ông Dũng nói.


Nên tăng có lộ trình


Đại biểu Trần Văn Xem, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Bình Chánh, kiến nghị: Trong phương án tăng giá nước sạch đưa ra định mức 16 m3/hộ/tháng (tương đương 4 nhân khẩu, mỗi nhân khẩu 4 m3/tháng), tôi đề xuất tăng lên 20 m3/hộ/tháng bởi thực tế rất nhiều hộ có hơn 4 nhân khẩu, đồng thời mức tăng giá nước năm 2009 chỉ nên dưới 50%.

Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP, đề nghị việc tăng giá cần có lộ trình. Ví dụ, mỗi năm nên tăng 10%, thậm chí tách phần nước sinh hoạt của người dân ra để tính theo cách khác. Ngoài ra, định mức nước nên tính theo đầu người, mỗi người 4 m3/tháng không nên khoán hộ vì hộ có đông người sẽ chịu thiệt thòi. Các đại biểu khác kiến nghị nếu SAWACO không thể giảm giá nước thì TP phải trích ngân sách bù lỗ cho ngành nước. 


Giải thích các vấn đề đại biểu đặt ra, ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng Ban Vật giá Sở Tài chính TP, cho rằng lẽ ra từ năm 2006, TP đã có phương án tăng giá nước sạch nhưng vì một số lý do phương án đó chưa ra đời, đến nay một lúc phải tăng đến hơn 77% nên gây bỡ ngỡ cho người dân.

Còn việc tăng định mức từ 16 m3 lên 20 m3/hộ/tháng là chưa được bởi việc xây dựng định mức dựa trên tiêu chí chung. Ông Chiến nói: “Thực tế đã có 33 tỉnh, thành có đề án tăng giá nước trình UBND tỉnh, TP xem qua và đa số đã đồng tình. Mức tăng của các địa phương này cũng xấp xỉ của TPHCM. Tuy nhiên, những góp ý của đại biểu, Sở Tài chính ghi nhận và sẽ trình UBND TP xem xét”.


“Chủ xị” của phương án tăng giá nước, ông Trần Đình Phú, Tổng Giám đốc SAWACO, tiếp thu ý kiến của đại biểu, đồng thời hứa sẽ cố gắng cải thiện chất lượng nước tốt hơn, hạn chế tỉ lệ thất thoát nước xuống mức thấp nhất để phục vụ người dân.

Ông Phú khẳng định: “Giá nước năm 2009 tăng cao là do giá nước điều chỉnh chậm, nhưng 5 năm tới, tức từ 2009 đến 2013, mức tăng chỉ tương đối. Ngoài ra, tỉ lệ nước thất thoát 40% không phải đổ vào chi phí giá nước cho người dân mà công ty sẽ tính toán giảm các khoản khác để bù vào. Mong người dân chia sẻ!”.

Thấp hơn giá thành !

Theo UBND TPHCM, mục tiêu tăng giá nước nhằm cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước đã xuống cấp; nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch; xây dựng thêm nhà máy xử lý nước... Việc tăng giá nước đối với các hộ dân cư lên 4.800 đồng/m3 là thấp hơn giá thành (giá thành năm 2009 là 7.305 đồng/m3) nhằm hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo. Đối với các đơn vị sản xuất, mức giá 8.500 đồng/m3 là nhằm bù lỗ cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo theo định mức.

Phương án tăng giá nước sạch

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo