xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao đao số phận máy “xử” rác sông

Minh Khanh

Chiếc máy cắt - vớt rác sông (rong, bèo, lục bình…) từng được giới thiệu rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như một cách giải cứu hệ thống kênh rạch ở TP HCM cũng như các tỉnh lân cận. Thế nhưng, hiện chiếc máy này vẫn chưa được cấp phép hoạt động.

Ông Bùi Trung Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển công nghệ máy công nghiệp Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về thiết kế, chế tạo máy cắt - vớt cỏ, lục bình, rác thải nổi trên kênh rạch, ao hồ do trung tâm thực hiện được hội đồng khoa học kỹ thuật nghiệm thu đạt xuất sắc năm 2009. Sản phẩm của đề tài là chiếc máy cắt - vớt rong, cỏ, lục bình.

Máy cắt - vớt cỏ, rác sông do Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển công nghệ máy công nghiệp chế tạo (Ảnh do trung tâm cung cấp)
Máy cắt - vớt cỏ, rác sông do Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển công nghệ máy công nghiệp chế tạo (Ảnh do trung tâm cung cấp)

Theo ông Thành, các đơn vị công ích hiện chủ yếu sử dụng cách vớt rác thủ công, tốn nhiều chi phí nhưng năng suất thấp. Chiếc máy cắt - vớt cỏ, rác công suất 0,22 ha/giờ, có thể hoạt động 8 giờ/ngày. Chi phí cắt - vớt 1 ha khoảng 800.000 đồng, rẻ hơn 5-7 lần so với thuê người lao động làm thủ công (4-6 triệu đồng/ha).

Chiếc máy do Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển công nghệ máy công nghiệp chế tạo có giá khoảng 1,6 tỉ đồng, trong khi máy nhập từ Canada khoảng 4 tỉ đồng. Hai đơn vị công ích của TP HCM đã đặt hàng ông Thành chế tạo 2 chiếc. Năm 2013, đề tài này đã đoạt giải nhất Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật TP HCM. Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cũng có mặt trong thành phần giám khảo.

Ông Bùi Trung Thành cho biết năm 2012, Sở KH-CN và Sở Tài chính đã họp và ký biên bản thông qua thẩm định kinh phí hỗ trợ hoàn thiện thiết kế, cải tiến chế tạo 2 máy cắt - vớt cỏ, rác cho khu vực TP HCM. Song đến nay, trung tâm vẫn chưa nhận được hồi âm nào của Sở KH-CN về việc hỗ trợ kinh phí hoàn thiện thiết kế và cải tiến máy này cho phù hợp kênh rạch nhỏ khu vực nội thành.

Đầu năm 2014, Sở KH-CN TP HCM đã phối hợp với trung tâm trình diễn thử máy tại quận Bình Thạnh nhưng đến nay, chiếc máy vẫn chưa được cấp phép hoạt động. Vì vậy, ông Thành đã có văn bản đề nghị UBND TP HCM xem xét giải ngân và cho phép triển khai chế tạo 2 chiếc máy theo đơn đặt hàng của 2 đơn vị công ích. Đề nghị này đã được Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà giao Sở KH-CN giải quyết, báo cáo UBND TP trước ngày 14-1.

Trong khi đó, ông Nguyễn Kỳ Phùng, Trưởng Phòng Quản lý khoa học Sở KH-CN TP HCM, cho rằng chiếc máy do Trường ĐH Công nghiệp chế tạo quá cồng kềnh, không phù hợp với đặc điểm kênh rạch TP vốn nhỏ, công suất cũng còn thấp. Vì thế, sở đang nghiên cứu một chiếc máy hoàn toàn mới, nhỏ gọn, cắt được nhiều hơn trên cơ sở tham khảo một số mẫu máy của nước ngoài, dự kiến đến tháng 4-2014 sẽ có bản vẽ thiết kế.

Vấn nạn lục bình

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, lục bình chủ yếu từ thượng nguồn theo tuyến sông Đồng Nai, Sài Gòn đổ về, phát triển dày đặc thành nhiều mảng lớn phủ kín các sông rạch ở TP, gây tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến tiêu thoát nước, gây ô nhiễm môi trường. Thống kê sơ bộ cho thấy lục bình phát triển dày với tổng chiều dài gần 2,6 km, tập trung chủ yếu tại các quận - huyện Củ Chi, Hóc Môn, 12, Bình Tân, Gò Vấp...

Tại quận Bình Thạnh, Bình Tân…, tình trạng lục bình dày đặc gây tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước khiến muỗi tấn công người dân vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Trong khi đó, lục bình là một nguyên liệu cho sản xuất thủ công mỹ nghệ hoặc làm phân bón. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP HCM, đến năm 2015, vấn nạn lục bình trên sông phải được cơ bản giải quyết.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo