Đơn cử: Chi cục Thuế huyện có 28 người; Công an huyện có 27 người; Huyện ủy có 11 người; Ban Chỉ huy Quân sự huyện có 27 người; lâm - ngư trường huyện có 11 người; Phòng GD-ĐT có 11 người; Phòng Địa chính (nay là Phòng Tài nguyên-Môi trường) và Phòng Tài chính có 8 người; UBND huyện có 16 người và ngành y tế huyện có 26 người...
Đến năm 2003, UBND huyện Tân Hưng xin chủ trương cấp quyền sử dụng cho 238 cán bộ đã nhận đất nhưng không được UBND tỉnh Long An đồng ý vì cán bộ, viên chức Nhà nước không thuộc diện cấp đất nông nghiệp. Thế là UBND huyện Tân Hưng chuyển từ cấp đất sang cho thuê đất đối với 238 cán bộ đã nhận đất. Giá thuê được ấn định là 700.000 đồng ha/năm. Phần lớn những cán bộ được thuê đất với giá rẻ đã đem cho dân địa phương thuê lại cao gấp 12, 13 lần.
Đối với cán bộ nhận đất đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi địa phương, được UBND huyện Tân Hưng cho cấp sổ đỏ với lý do họ không còn là công chức Nhà nước tại địa phương nữa. Diện này có khoảng 13 người, trong đó có ông Lương Thanh Hải, nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tân Hưng, nay là cán bộ Ban Phòng Chống tham nhũng của tỉnh; ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên trưởng Công an huyện Tân Hưng, nay là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Long An... Trong khi đó, tại xã Vĩnh Châu A có 91 hộ nông dân nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất nhưng không được chính quyền địa phương giao hoặc cho thuê đất với giá rẻ để sản xuất, ổn định cuộc sống.
Hiện vụ việc đang được người dân và cán bộ có đơn thưa gửi cơ quan chức năng yêu cầu xử lý.
Bình luận (0)