xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lệch giờ, lệch ca: Coi chừng lệch... hướng

QUÝ HIỀN - YẾN THY

Phân luồng để giảm ùn tắc giao thông nhưng do làm manh mún nên chưa phát huy hiệu quả. Chấn chỉnh trật tự lòng, lề đường để trả lại cho người đi bộ, các quận-huyện than: Khó quá! Nay đến phương án “học lệch giờ, làm lệch ca” cũng bị nhiều người phản đối.

Xem ra các giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông được UBND TPHCM đưa ra đều khó khả thi.

60% doanh nghiệp... lắc đầu

Theo thống kê của Công ty Hạ tầng KCX Tân Thuận, hiện có 102 doanh nghiệp hoạt động trong KCX có công nhân tham gia lưu thông trong giờ cao điểm: sáng từ 7 giờ đến 8 giờ 15 phút, chiều tan tầm lúc 17 giờ. Trên cơ sở thống kê này, công ty hạ tầng đã lên phương án điều chỉnh giờ làm việc ở KCX Tân Thuận và đã được Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza) trình Sở GTCC xem xét vào cuối tháng 10.

Các giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông được UBND TPHCM đưa ra đều khó khả thi

Tuy nhiên, theo ông Ngô Anh Tuấn, Phó Ban Quản lý Hepza, sau khi thống kê từ phiếu khảo sát ý kiến, thì chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp ở KCX Tân Thuận đồng tình với chủ trương điều chỉnh giờ làm việc của TP, 60% còn lại đều... lắc đầu.

“Nếu áp dụng phương án điều chỉnh lệch giờ thì ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp nên hầu hết lãnh đạo các doanh nghiệp đều e ngại”- một lãnh đạo KCX Tân Thuận cho biết.

Còn ông Vũ Văn Hòa, Trưởng Ban Quản lý Hepza, nhìn nhận: Đối tượng gây ùn tắc giao thông ở khu vực trước KCX Tân Thuận không phải do công nhân làm việc trong KCX gây ra, bởi hầu hết họ đều trọ gần KCX nên chỉ mất khoảng 5 -10 phút để đến nơi làm việc. Trong khi công nhân sống ở nơi khác đến làm việc tại đây lại không nhiều nên phương án điều chỉnh giờ làm việc không phải là giải pháp căn cơ.

Lệch 15-30 phút: Không hiệu quả

Ngay cuối tháng 9-2007, Sở GD- ĐT TPHCM đã tự xây dựng kế hoạch điều chỉnh thời gian học tập ở các trường trên địa bàn TP. Kế hoạch này đã được Sở GD-ĐT trình UBND TP nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự hồi âm.

Tuy nhiên, hầu hết ý kiến mà chúng tôi ghi nhận từ phụ huynh và lãnh đạo các trường đều không đồng tình với phương án của Sở GD-ĐT đưa ra. Ông Đinh Thiện Căn, Phó trưởng Phòng Giáo dục quận 1, băn khoăn: “Thật sự biện pháp lệch giờ từ 10-15 phút hoàn toàn

Sáng 5-11, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đề nghị các sở được giao nhiệm vụ soạn thảo đề án điều chỉnh giờ học tập, làm việc trên địa bàn TP, nhanh chóng hoàn tất để đưa ra lấy ý kiến HĐND TP trong hội nghị chuyên đề về an toàn giao thông sắp tới, dự kiến tổ chức ngày 23-11.

không hiệu quả. Nhưng nếu lệch giờ nhiều quá cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giờ giấc làm việc, sinh hoạt của phụ huynh, giáo viên và học sinh”.

Quận- huyện tự chọn giờ làm việc

Đối với các cơ quan hành chính, xem dự thảo đề án điều chỉnh lệch giờ làm việc do Sở LĐ-TB-XH soạn thảo trình Sở GTCC TP, điều dễ dàng nhận thấy là thời gian làm việc và kết thúc trong ngày không khác gì so với “chuẩn” đang áp dụng hiện nay. Buổi sáng cũng bắt đầu từ 7 giờ 30 phút, chiều kết thúc lúc 16 giờ 30 hay 17 giờ.

Hay nói cách khác là nội dung đề án này không có gì đột phá so với đề án đã xây dựng năm 2003, bị coi là không khả thi. Chỉ có điểm mới mà Sở LĐ-TB-XH đề nghị là thay đổi thời gian làm việc ở các bộ phận thụ lý hồ sơ hành chính tại các cơ quan (sáng bắt đầu lúc 9 giờ, chiều kết thúc lúc 15 giờ).

Tuy nhiên, đơn vị soạn thảo đề xuất UBND TP giao quyền cho quận-huyện, sở-ngành chủ động chọn thời gian làm việc phù hợp ở cơ quan mình. “Việc này chẳng khác nào chung một hệ thống hành chính của TP nhưng mỗi nơi sử dụng một giờ làm việc khác nhau. Chẳng lẽ, dân ở quận nào thì ăn ngủ theo giờ của quận đó”- một lãnh đạo Ủy ban MTTQ TP phản đối.

Đại biểu HĐND TP Đặng Văn Khoa:

Không thể thực hiện tùy tiện

Nếu áp dụng giải pháp lệch giờ, lệch ca thì UBND TP phải nghiên cứu kỹ trên cơ sở khoa học, tính kỹ thuật và điều tra tâm lý xã hội chứ không thể thực hiện một cách tùy tiện. Bởi nếu điều chỉnh giờ giấc làm việc, học tập sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hàng triệu người.

Tôi nhớ thời điểm năm 2001, TP đã bỏ số tiền khá lớn để Sở LĐ-TB-XH cùng một số đơn vị điều tra, ra đường đếm xe ròng rã cả năm trời. Rồi năm 2003, UBND TP trình đề án điều chỉnh lệch giờ, lệch ca cho HĐND TP nhưng các đại biểu đã không giơ tay đồng ý. Rất tiếc từ đó đến nay, UBND TP không tiếp tục giao các đơn vị nghiên cứu một cách nghiêm túc để rút ra bài học kinh nghiệm. Bây giờ, “nước đến chân” và trước sức ép của xã hội thì TP lại lôi trong “ngăn kéo” ra đề án cũ và “biến” nó thành giải pháp cấp bách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo