xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Miền phúc đức

TS Nguyễn Minh Hòa

Các quốc gia, các thành phố trên thế giới thường hay nhìn hình dáng của đất nước, địa phương mình rồi gán nó theo hình một con vật hay đồ vật nào đó, từ đó mà luận ra những tính cách và mong ước của người dân theo niềm tin, tín ngưỡng. Điều này đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc và các nước châu Á.

Người Mông Cổ rất đỗi kiêu hãnh vì đất nước của họ có hình dáng tấm hộ tâm bằng đồng đeo trước ngực các chiến binh, còn người Thái Lan cho rằng đất nước họ mang hình đầu con voi có cái vòi rất dài. Mà voi là một trong các biểu tượng linh thiêng của đất nước Thái.    

Năm 2008, trong một lần sang Thượng Hải (Trung Quốc) dự hội nghị khoa học, nửa đêm tôi xem lại bài báo cáo, chợt nhận thấy hình dáng của TPHCM rất giống con dơi đang bay. Sáng hôm sau, trong phần mở đầu tham luận, tôi giới thiệu hình dáng TPHCM mang hình con dơi, được người Trung Quốc rất thích thú, bởi theo truyền thống của họ, con dơi là con vật linh. 


Con dơi, chữ Hán được viết là 蝠, âm Hán - Việt là bức, nhưng trong tiếng Hán (hầu hết các phương ngữ của tiếng Hán ngày xưa và tiếng phổ thông hiện nay) đều đọc chữ này đồng âm với chữ phúc 福  (hạnh phúc, phúc đức) và được phát âm là [fú], đó là một trong ba điều tốt lành: Phúc, Lộc, Thọ.

Hình vẽ 5 con dơi, tức là ngũ bức 五 蝠, được phát âm [wũ fú] giống như ngũ phúc 五 福. Con dơi vẽ lộn ngược tức là đảo bức 倒 蝠, phát âm [dào fú] giống như đáo phúc 到 福 (phúc đến). Năm con dơi vây quanh quả đào mừng thọ biểu thị ngũ phúc của con người là “thọ, phú, khang ninh, du hảo đức, khảo chung mệnh”. Năm điều ấy là: Thọ - sống lâu; phú - giàu có; khang ninh - yên ổn, an bình; du hảo đức - đức độ, tráng kiện; khảo chung mạng - già cả mà chết như cây hết nhựa không vướng bệnh tật.

img

Dơi cùng với ngư (cá), hạc và hổ, hợp cùng tứ linh long, lân, quy, phụng làm thành bát vật trong đời sống tâm linh và trong mỹ thuật. Do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nên trong mỹ thuật Việt Nam, hình ảnh con dơi cũng xuất hiện khá nhiều nơi, ở đình, chùa, đền đài, lăng tẩm và trong trang trí nội thất.

Tuy nhiên, có lẽ con dơi có bộ mặt không đẹp nên rất ít khi đứng một mình mà thường đi với các linh vật khác cùng những họa tiết trang trí như dây leo, tràng hoa, chữ cách điệu để tạo nên những mảng miếng nghệ thuật. Nhiều gia đình hiện nay vẫn còn giữ được những đồ vật bằng gỗ có chạm khắc hình con dơi, được thể hiện ở cạnh viền trang trí của sập gụ, tủ chè, tủ thờ, ghế tựa, bình phong, liễn, đồ gốm sứ.

Những gia đình giàu có xưa kia trong khi làm nhà đã chạm trổ con dơi lên trên các đà, đầu cột, đầu đao, con triện. Ngày nay, các tay thợ mộc giỏi của miền Bắc trong khi sản xuất những bộ bàn ghế theo kiểu cổ vẫn chạm khắc, khảm trai các linh vật, trong đó có con dơi, chúng ta có thể thấy nó ở khu đồ gỗ Cộng Hòa (TPHCM). Ngày Tết, khi rước ba vị Tam đa Phúc - Lộc - Thọ, chúng ta có thể thấy hình dơi được vẽ trên áo ông Phúc.

TPHCM có hình con dơi đang bay, cánh sải hết cỡ, đầu hơi chúi về phía trước. Từ đầu sải cánh này (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) ở hướng Tây Bắc đến đầu sải cánh kia (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) ở hướng Đông Nam là 102 km; còn từ đỉnh đầu (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức) ở hướng Đông Bắc xuống phần đuôi (xã Tân Túc, huyện Bình Chánh) ở hướng Tây Nam là 40 km.


Chắc rằng không chỉ năm 2010 này mà mãi mãi thành phố chúng ta được coi là vùng đất hội tụ của “phúc đức tràn đầy” qua hình ảnh con dơi đang trong tư thế giang cánh bay tràn trề sinh lực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo