Từ năm 2003, khi xây dựng định hướng phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, chính sách giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp đã được đề cập. Tới đầu năm 2006, Bộ Xây dựng đã có tờ trình Chính phủ đề nghị cho phép một số địa phương là Hà Nội, Bình Dương và TPHCM được phép đầu tư xây dựng thí điểm một số dự án nhà ở cho người thu nhập thấp.
Xây nhà trên... giấy?
Hơn 3 năm trôi qua, 3 địa phương được chọn để làm thí điểm trên triển khai các dự án rất ì ạch dù đã ra sức nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu... nhưng dường như vẫn chưa tìm được lời giải cho bài toán khó này. Riêng Hà Nội xây dựng được vài khu chung cư cho công nhân thuê, còn bóng dáng nhà cho người thu nhập thấp vẫn chưa thấy đâu. Phải tới giữa tháng 10-2008, UBND TP Hà Nội mới phê duyệt đề án đầu tư thí điểm nhà ở cho người thu nhập thấp. Trong khi đó, tại TPHCM và Bình Dương, việc thí điểm vẫn còn ngổn ngang với khá nhiều dự án còn nằm trên giấy. Thực tế, 2 địa phương này vẫn đang loay hoay tìm quỹ đất, xây dựng danh mục dự án và gửi công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Ngay cả đề án thí điểm cũng chưa kịp làm xong để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Cần gần 50.000 tỉ đồng cho 6 năm tới Theo đề án nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng, giai đoạn 2009-2015 cả nước sẽ đầu tư trên 20.000 căn hộ, tổng vốn gần 50.000 tỉ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của 30% số hộ gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị. Trong đó vốn Nhà nước chiếm một nửa, còn lại huy động từ các thành phần kinh tế. T.Nguyễn |
Bộ Xây dựng sẽ làm thí điểm tại Hà Nội, TPHCM
Là một địa phương được chọn đi tiên phong trong lĩnh vực này nhưng sau 3 năm, TPHCM cũng chỉ chuẩn bị được có 5.621 nền nhà và căn hộ chung cư để hưởng ứng chương trình nhà ở xã hội. Năm 2008, chỉ có 2/47 dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách được khởi công với số lượng chỉ có 216 căn hộ và tổng vốn đầu tư là 102,5 tỉ đồng. Trong báo cáo mới nhất của mình, ông Nguyễn Tấn Bền, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, đã đưa ra hàng loạt chỉ tiêu cho chương trình nhà ở xã hội cho năm 2009, như: hoàn thành 8 dự án nhà ở CB-CNV với quy mô 1.266 nền và 216 căn hộ; đồng thời, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công 24/47 dự án nhà ở xã hội, trong đó 8 dự án sử dụng vốn ngân sách và 16 dự án xã hội hóa đầu tư với số lượng lên đến gần 11.000 căn hộ. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu trên thì vẫn còn phải chờ... nguồn vốn.
Để gỡ bài toán khó về nhà ở cho người thu nhập thấp, các bộ, ngành liên quan đều thống nhất cao về chủ trương cần đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp từ nguồn vốn Nhà nước để cho các đối tượng khó khăn về nhà ở được thuê, thuê mua. Ông Nguyễn Trần
![]() Ước mơ một căn hộ giá 300 triệu đồng vẫn còn rất xa vời! Ảnh: Thế Dũng |
Tuy nhiên, vì hầu hết các địa phương không đủ khả năng bố trí nguồn vốn cũng như chưa thực sự quan tâm, nên Bộ Xây dựng đang kiến nghị Thủ tướng cho phép được trực tiếp đảm nhận đầu tư xây dựng một số dự án thí điểm tại 2 TP trọng điểm là Hà Nội và TPHCM trong hai năm 2009-2010, với tổng vốn đầu tư sẽ lên tới gần 2.500 tỉ đồng, trích từ gói đầu tư kích cầu 1 tỉ USD của Chính phủ.
Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, để huy động vốn của các thành phần kinh tế khác, Bộ Xây dựng đề xuất miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất được giao (hoặc thuê) để thực hiện dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp tham gia còn được ưu đãi về thuế và hỗ trợ tín dụng đầu tư và nhiều loại hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật. Về mối lo quay lại bao cấp về nhà ở và sẽ hình thành những khu nhà tập thể tồi tàn, xuống cấp (như các khu tập thể lớn ở Hà Nội hiện nay), ông Nguyễn Trần
Gần 700.000 CBCC chưa có chỗ ở ổn định Theo kết quả điều tra, thống kê về thực trạng nhà ở của cán bộ, công chức (CBCC) do Bộ Xây dựng thực hiện cho thấy, hiện cả nước có khoảng gần 2 triệu CBCC. Trong đó, mới chỉ khoảng 2/3 số CBCC đã tự lo được nhà ở cho mình; 1/3 còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) chưa có chỗ ở ổn định (phải ở ghép hộ, ở nhờ, ở tạm). Đối tượng gặp khó khăn về nhà ở tập trung vào các hộ gia đình trẻ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hầu hết các đối tượng này do thời gian công tác còn ít, khả năng thu nhập còn thấp, chưa đủ điều kiện tích lũy để mua hoặc thuê nhà ở theo giá thị trường và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để giúp họ cải thiện chỗ ở. Ngoài ra, tại khu vực đô thị vẫn còn hàng vạn hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế đang phải sống trong điều kiện chỗ ở không bảo đảm tiêu chuẩn tối thiểu. Kết quả khảo sát cho thấy trên 30% các hộ gia đình có diện tích nhà ở dưới 36 m2. Chỉ có 25% hộ gia đình có nhà ở kiên cố và 19% sống trong những căn nhà tạm bợ, cấu trúc không bền vững được làm từ các nguyên vật liệu rẻ tiền. Theo đánh giá chung có khoảng 15% – 20% hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị thực sự gặp khó khăn về chỗ ở. H.Lan |
Bình luận (0)