xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sonadezi bồi thường cho dân trước Tết

Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG

Tổng cộng có 175 hộ dân được nhận tiền bồi thường

Tỉnh Đồng Nai vừa thông báo kết quả xác minh thiệt hại của người dân bị ảnh hưởng nước thải bẩn do nhà máy xử lý nước thải của Công ty CP Sonadezi Long Thành thuộc Tổng Công ty Sonadezi gây ra. Theo đó, những hộ dân làm nghề đánh bắt thủy sản sẽ được bồi thường 95% thiệt hại, những hộ có cây trồng, vật nuôi nằm trong vùng ô nhiễm được bồi thường 50%.

Thời gian được tính bồi thường: 44 tháng

Tại cuộc họp mới đây của UBND tỉnh Đồng Nai với sự có mặt của các bên liên quan, trong đó có đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Sonadezi, đã đưa ra kết luận: Công ty CP Sonadezi Long Thành phải bồi thường cho người dân 2 xã Tam An và Tam Phước (huyện Long Thành) trước Tết Nguyên đán 2013. Việc xác minh bồi thường dựa theo kết quả mà Viện Môi trường - Tài nguyên (thuộc ĐH Quốc gia TPHCM) đưa ra sau 2 lần khảo sát. Ngoài ra, còn có thêm 38 hộ ở khu vực giáp ranh vùng ô nhiễm được xem xét để bồi thường bổ sung, trong tổng số 175 hộ. Theo chính quyền địa phương, việc xác minh thiệt hại của các hộ này sẽ do địa phương thực hiện, không nhờ đến Viện Môi trường - Tài nguyên.
 
img
Ông Hai Dân bên vườn cây sầu riêng bị chết khô
Như vậy, con số hộ được xác định nằm trong phạm vi bị thiệt hại không nhiều so với số đơn của các nông dân đòi bồi thường trước đó. Ngay sau khi nhà máy xử lý nước thải của Công ty CP Sonadezi Long Thành bị Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) bắt quả tang xả thải bẩn, gây thiệt hại cây trồng, vật nuôi, đã có đến 271 hộ dân của 2 xã Tam An, Tam Phước phát đơn kiện. Tổng số tiền theo đơn kiện lúc đó lên đến gần 25 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định tổng số tiền mà doanh nghiệp gây ô nhiễm phải đền bù còn chờ các đơn vị áp giá xác minh thiệt hại của từng cây, con, hộ gia đình cụ thể. Theo ban chỉ đạo xác minh ô nhiễm, người dân được tính bồi thường trong khoảng thời gian 44 tháng, bắt đầu từ khi nhà máy của Sonadezi xả thải bẩn đến nay.
 
img
Rạch Bà Chèo những ngày đầu nhà máy của Sonadezi mới bị phát hiện xả thải bẩn, với những lớp
 bùn đen và bốc mùi hôi thối. Ảnh: XUÂN HOÀNG

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Thành, cho biết việc xác minh hậu quả, thương lượng đền bù như vậy coi như đã thành công. Những ngày tới, chỉ còn phải xác minh thiệt hại đối với 38 hộ bổ sung, áp giá bồi thường rồi niêm yết danh sách cụ thể để người dân biết. Sau đó, tổ chức để người dân nhận tiền đền bù từ Công ty CP Sonadezi Long Thành. Ông Võ Văn Chánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, nói: “Vụ việc kéo dài cũng đã lâu, bà con nông dân thiệt hại rất nhiều nên cần phải giải quyết sớm và bảo đảm quyền lợi cho họ”.

“Cũng chẳng vui lắm đâu!”

Trở lại rạch Bà Chèo sau hơn một năm xảy ra vụ việc, chúng tôi nhận thấy môi trường nơi đây đã “sạch” hơn. Giữa cánh đồng vắng, nơi có miệng cống xả nước thải từ nhà máy của Công ty CP Sonadezi Long Thành ra con rạch hôi thối hôm nào, giờ đây sự sống đã trở lại. Hồ sinh thái, nơi nhà máy của công ty này lọc nước lần cuối để xả ra môi trường, cũng đã trong xanh hơn.

Tuy nhiên, người dân vẫn chưa vui. Ông Hoàng Kiều Anh, trưởng ấp 2 - xã Tam An, người đã bỏ nhiều công “đi kiện” cùng bà con nông dân, nói: “Nghe tin sẽ được đền bù trước Tết, chúng tôi cũng phần nào được an ủi nhưng bao nhiêu mất mát, thiệt hại trong nhiều năm, giờ chỉ lấy lại được một phần nên cũng rất ngậm ngùi”. Gia đình ông Anh là một trong những trường hợp bị thiệt hại nặng, sau chừng ấy thời gian cùng người dân lặn lội đòi quyền lợi, giờ đây vườn tược, ao đìa của gia đình ông vẫn đang trong cảnh hoang tàn.
 
Gia đình ông Hai Dân cũng là một trong những trường hợp thiệt hại nặng. Gặp chúng tôi, ông Dân cười buồn: Thiệt hại nhiều mùa cây trái, những ao đìa lớn, là nguồn sống từ bao nhiêu năm nay, bây giờ nhận đền bù chẳng qua cũng chỉ để an ủi nhau mà thôi”. Nói rồi, ông Hai Dân dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn của mình, có những bờ đê được đắp công phu nhưng giờ gần như bỏ hoang; những vạt cây ăn trái khô rạc, tiêu điều. Còn lão nông Mười Xị, gặp chúng tôi khi đang chăn một bầy vịt mới gầy lại được hơn 15 con, nói: “Đỡ hôi thối rồi. Con tép đã nhảy lách tách trở lại nhưng phải xem áp giá đền bù thế nào đã. Điều làm bà con buồn thêm là đến giờ này, việc xả nước thải gây ô nhiễm của Công ty CP Sonadezi Long Thành là do sự cố hay cố tình, vẫn chưa được làm rõ”.

Ông Lê Văn Mãi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam An, nói: “Người ta vẫn cho rằng thiệt hại còn do nhiều lý do khác. Nói vậy là không đúng. Xưa nay, cá tôm bơi lội, cây lá tốt tươi, làm ăn chỉ có phát triển chứ đâu chết trụi như thế này. Còn hơn 100 hộ dân ảnh hưởng ô nhiễm bị loại khỏi danh sách bồi thường, chắc họ cũng buồn lắm đây…”.

Bài học cho doanh nghiệp

Bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, khẳng định: Việc doanh nghiệp xả thải làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm khắc phục cho người dân. Tai tiếng của Công ty CP Sonadezi Long Thành cũng là bài học cho các doanh nghiệp khác trong việc giữ gìn môi trường. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có ý thức đối với cuộc sống cộng đồng!

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo