Chiều 27-10, cuộc họp báo của Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN) tại Hà Nội dưới sự chủ trì của ông Ngô Quý Việt, Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và ông Trần Việt Thanh, Chánh Văn phòng Bộ KH-CN, đã trở thành một cuộc đối chất khá gay gắt với khoảng 30 phóng viên của các báo, đài.
Phản cảm, thiếu sót
Ngay đầu buổi họp báo, ông Ngô Quý Việt đã thừa nhận: “Việc tuy nhỏ nhưng do không tính hết đến hoạt động của Công ty Vedan nên đã gây bất bình lớn trong dư luận”. Ông Việt cho biết Bộ KH-CN đã kiểm tra và xác nhận Vedan có nhận 3 giấy chứng nhận (GCN) “Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2009 cho 3 sản phẩm: bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo và tinh bột biến đổi.
Lý giải quyết định thu hồi GCN đối với Vedan, ông Trần Việt Thanh cho rằng Vedan trong nhiều năm đã có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cho đến nay, doanh nghiệp (DN) này vẫn chưa hoàn tất việc khắc phục các thiệt hại gây ra cho môi trường và cộng đồng dân cư.
Giám đốc Natusi Nguyễn Thị Sinh (bìa phải): Trao giải cho Vedan là do sơ suất của nhân viên trung tâm....Ảnh: TTXVN
Vì vậy, việc trao GCN “Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2009 cho các sản phẩm của Vedan là thiếu sót rất lớn của ban tổ chức (BTC). “Với tư cách người tiêu dùng, việc Vedan nhận GCN này đúng là phản cảm, chuyện trao giải là thiếu sót đáng trách”- ông Thanh nhìn nhận.
Trước các câu hỏi của báo chí về việc có hay không chuyện các DN nộp tiền mua giải thưởng, ông Việt cho biết Bộ KH-CN cũng đang đợi báo cáo giải trình nên chưa biết cụ thể. Bộ cũng mới chỉ nắm qua phương tiện thông tin đại chúng. Đáng ngạc nhiên, cả ông Việt và ông Thanh đều cho biết ở giải thưởng này, Bộ KH-CN không được thông báo cụ thể.
Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng cho biết Bộ KH-CN đã yêu cầu vụ trưởng - trưởng cơ quan đại diện của bộ tại TPHCM chịu trách nhiệm giải trình cụ thể về toàn bộ nội dung sự việc và nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan, báo cáo bộ trưởng trong hôm nay, 28-10. Bộ KH-CN chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và cơ quan đại diện của bộ tại phía Nam cùng BTC, hội đồng xét thưởng (HĐXT) thu hồi GCN “Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2009 đã cấp cho Vedan; đồng thời thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi giải thưởng này.
Vòng vo, tráo trở
Chiều cùng ngày, tại TPHCM, đại diện Bộ KH-CN phía Nam cũng đã tổ chức họp báo về sự cố trao giải thưởng cho Vedan, do Vụ trưởng Bùi Văn Quyền, Phó Văn phòng Đại diện phía Nam Bộ KH-CN, chủ trì.
Ông Quyền khẳng định việc thành lập BTC và HĐXT là đúng quy trình. Theo ông Quyền, danh sách 2 giải (DN ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc và Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng) được Trung tâm Tư vấn Phát triển thương hiệu và chất lượng (Natusi) đưa ra, trong đó có cả Vedan. Tuy nhiên, trong HĐXT có hai luồng ý kiến là chấp nhận và không chấp nhận cho Vedan tham gia.
Cuối cùng, HĐXT không đưa Vedan vào danh sách xét chọn. Ông Quyền cho biết chương trình này do Natusi tổ chức thực hiện, bên ông chỉ là đơn vị phối hợp; việc làm thế nào mà Vedan có 3 GCN thì Natusi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ông Quyền phát biểu: “Với danh nghĩa trưởng BTC, tôi nghiêm khắc chịu trách nhiệm vì trong quá trình phối hợp thực hiện có dẫn đến sai sót”.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Sinh, Giám đốc Natusi, đã không giải thích vấn đề mà dành khá nhiều thời gian để... quảng cáo cho trung tâm của mình. Mãi đến khi các phóng viên bất bình cắt ngang chất vấn, bà Sinh mới lên tiếng: “Natusi cũng như bản thân tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước vụ việc và tôi cũng đã xin lỗi Vedan”. Bà Sinh cho biết sáng cùng ngày, bà đã đến Vedan để trình bày sự việc cũng như yêu cầu DN này trả lại GCN, song chỉ có 2 phó tổng giám đốc tiếp nên chưa thể giải quyết.
Bà Sinh cũng đã gửi công văn của Natusi thông báo về việc không trao GCN cho 3 sản phẩm của Vedan. Công văn này có nội dung: “Đây là sơ suất từ nhân viên Natusi trong quá trình xử lý hồ sơ và thông báo gửi GCN cho Vedan; giữa danh sách đề cử và danh sách quyết định cuối cùng của BTC đã có sự nhầm lẫn...”.
Bà Sinh giãi bày: “Sai sót trong tổ chức ở đâu cũng có, đây là lỗi của nhân viên. Do phải chạy mẫu trước (in GCN trước), cũng như ký mẫu (ký khống) nhiều quá nên không kiểm soát được; việc điền tên DN vào là do nhân viên thực hiện nên dẫn đến sai sót”(!?). Về việc trên mục quảng cáo của một tờ nhật báo ra ngày 11-10 có đăng bài bà Sinh trả lời phỏng vấn về giải thưởng này, kèm danh sách các DN đoạt giải, trong đó có cả Vedan, bà Sinh cho rằng do áp lực từ DN, đối tác muốn có kết quả sớm nên danh sách trên được “chạy” trước dẫn đến không chính xác.
Về việc lãnh đạo Vedan khẳng định có lên sân khấu nhận 3 GCN, bà Sinh phân trần: “Lúc đó bận bịu nhiều công việc, phải lo tiếp khách nên không quan sát được hết. Đúng là MC có đọc tên của Vedan nhưng không có trao GCN trên sân khấu, kể cả lúc xả băng ghi hình xem lại cũng không thấy lãnh đạo Vedan đâu”(!?).
Về nguồn thu cho chương trình này có thông tin lên đến nhiều tỉ đồng, bà Sinh giãy nảy: “Làm gì có, chỉ hơn 1 tỉ đồng thôi, vì không phải DN nào cũng đóng đủ 25 triệu, mà có DN chỉ đóng 10 triệu hoặc 15 triệu đồng”.
Bà Sinh cho biết việc tổ chức thực hiện chương trình không có ký hợp đồng giữa các bên liên quan. Bà chỉ đề xuất lên Bộ KH-CN xin chủ trương và được đồng ý hỗ trợ. Trong khi đó, ông Quyền cho rằng giải thưởng này không phải do Bộ KH-CN tổ chức mà chỉ do Văn phòng Đại diện phía
Trước đó, trả lời báo chí, ông Quyền cho biết GCN phải có đầy đủ chữ ký của ông và ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế. Thế nhưng, trên GCN các sản phẩm của Vedan cũng như nhiều DN khác chỉ có chữ ký của ông Tiến. Tại buổi họp báo, ông Quyền lại nói khác, rằng ông hoặc ông Tiến ký cũng được, miễn sao vẫn nằm trong khung của HĐXT là được! Trong khi đó, bà Sinh cho rằng do có đến 2 giải nên chia ra mỗi người ký một giải. Việc ông Tiến ký GCN cho Vedan, theo bà Sinh, cũng là ký mẫu (chưa điền tên DN) theo danh sách...
Vedan không đồng ý trả lại giải thưởng!
K.Cương |
Tạm đình chỉ công tác ông Hoàng Thủy Tiến
N.Dung |
Ban tổ chức và hội đồng xét thưởng ảo !
T.Lê – T.Nhân – N.Thạnh – T.Giang |
Vedan là vấn đề rất phức tạp
Ngoài ra, những giải thưởng khác chúng tôi không có liên hệ”- ông Nguyên cho biết. Về chuyện Vedan được trao GCN “Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng” năm 2009, ông Nguyên cho rằng ông không được tham gia nên không thể đánh giá. “Vedan là vấn đề rất phức tạp. Bộ TN-MT mới chỉ tiến hành định lượng mức độ ô nhiễm mà Vedan gây ra cho lưu vực sông Thị Vải. Còn định lượng việc tác động đến sản xuất nông nghiệp thế nào, đến người dân thế nào là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Kết quả cụ thể về Vedan cuối tháng 12-2009, Bộ TN-MT sẽ đi kiểm tra rồi thông tin lại”. T.Dũng Một sự nhạo báng
B.Trân Cần 30 tỉ đồng cứu sông Thị Vải
Nước sông không thể dùng cho mục đích sinh hoạt. Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Thị Vải 6 tháng đầu năm 2009, chất lượng nước chưa đạt cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. GS-TS Lâm Minh Triết, Viện trưởng Viện Nước và Công nghệ môi trường, đã đưa ra 12 giải pháp cứu sông Thị Vải để thực hiện từ năm 2009 đến 2020. Trong đó, tập trung điều tra danh sách “đen” gây ô nhiễm cho dòng sông; đưa kỹ thuật làm sạch dòng sông, quy hoạch lại việc nuôi trồng thủy sản... với kinh phí hơn 30 tỉ đồng. K.Cương |
Bình luận (0)