xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vedan khó “lật kèo”!

THU SƯƠNG - KIM CƯƠNG

Văn bản ký kết với Công ty Vedan bảo đảm hai điều cơ bản: Buộc Vedan thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận; trong trường hợp không thực hiện đúng, người dân vẫn còn thời hiệu khởi kiện

Theo kế hoạch, hôm nay (13-8), đại diện nông dân bị thiệt hại tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TPHCM sẽ tiến hành ký kết thỏa thuận bồi thường với Công ty Vedan đúng với số tiền mà doanh nghiệp này đã cam kết sẽ trả.

 
Nông dân vẫn nắm đằng chuôi !
 
Tại TPHCM, văn bản thỏa thuận bồi thường đã được tổ luật sư hỗ trợ pháp lý soạn thảo xong và được rất nhiều luật sư rà soát, kiểm tra lại lần cuối.
 
Chiều 12-8, văn bản này đã được Hội Nông dân TPHCM chuyển đến Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty Vedan và đại diện công ty này đã chấp nhận thời điểm ký kết văn bản hội đưa ra là 15 giờ ngày 13-8.
 
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Ban Tuyên truyền Hội Luật gia TPHCM, nói: “Chúng tôi rất hoan nghênh thiện chí của Vedan trong việc chấp nhận bồi thường 100% thiệt hại cho nông dân Cần Giờ. Tuy nhiên, chúng tôi đã được nông dân tin tưởng ủy quyền nên sẽ phải bảo đảm quyền lợi cho họ đến phút cuối. Vì vậy, tính pháp lý của văn bản thỏa thuận này rất quan trọng để bảo đảm được hai điều cơ bản: Bắt buộc Vedan thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận, trường hợp không thực hiện đúng, người dân vẫn còn thời hiệu khởi kiện Vedan ra tòa”. 
 
Theo đánh giá của các luật sư và các chuyên gia pháp luật, nông dân TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn “nắm đằng chuôi” trong vụ đòi bồi thường thiệt hại này bởi các yếu tố sau đây.
 
Thứ nhất, nông dân hai tỉnh này đã có ủy quyền cho Hội Nông dân đứng ra thương lượng đòi bồi thường thiệt hại nên Hội Nông dân là đại diện hợp pháp đứng ra nhận và phân phối tiền bồi thường.  
 

img

Nguồn lợi thủy sản trên sông Thị Vải bị cạn kiệt từ khi
nhà máy của Công ty Vedan xuất hiện. Ảnh: KIM CƯƠNG 
 
Thứ hai, trong trường hợp Vedan không thực hiện đúng thỏa thuận, người dân vẫn không mất quyền khởi kiện vì điều 162 Bộ Luật Dân sự 2005 có quy định về “Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”.
 
Theo khoản 1 điều này: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp: Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; các bên đã tự hòa giải với nhau”.
 
Thứ ba, về văn bản thỏa thuận bồi thường, luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN, nhận định: “Việc ký kết thỏa thuận bồi thường chính là pháp lý hóa lời hứa của Vedan về việc chấp nhận bồi thường cho nông dân vì thỏa thuận này có hiệu lực như một hợp đồng dân sự. Trong trường hợp Vedan “lật kèo”, nông dân sẽ dựa vào hợp đồng này khởi kiện Vedan ra tòa”.
 
Như vậy, nếu Vedan và đại diện nông dân ký kết văn bản thỏa thuận bồi thường thì đây là cơ sở pháp lý để khôi phục thời hiệu khởi kiện cho nông dân trong trường hợp Vedan không nghiêm chỉnh tuân thủ các nội dung thỏa thuận, để bảo đảm việc bảo vệ quyền lợi của nông dân tốt hơn.
 
Nhận đủ tiền mới rút đơn kiện
 
Ngày 12-8, ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết sau khi Công ty Vedan chấp nhận bồi thường thiệt hại 100% với số tiền 53,6 tỉ đồng cho 1.255 hộ dân, Ban Chỉ huy Thống kê thiệt hại của tỉnh đã làm việc với Đoàn Luật sư tỉnh nhằm chuẩn bị các văn bản pháp lý cần thiết để hôm nay tiến hành ký kết với lãnh đạo Công ty Vedan thủ tục ràng buộc về mặt pháp lý và phương án chi trả bồi thường, bảo đảm tối ưu quyền lợi người dân.
 

Nhanh chóng thực hiện

 
Sau khi Công ty Vedan chịu bồi thường 100% số tiền thiệt hại theo yêu cầu của ba địa phương, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TPHCM đề nghị các địa phương chủ động làm việc với Công ty Vedan để thống nhất hình thức tiếp nhận và tài khoản nhận tiền bồi thường thiệt hại của người dân, bảo đảm hoàn thành trước ngày 13-8, báo cáo về Bộ Tài nguyên - Môi trường để bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Sau đó, Ban Chỉ huy Thống kê thiệt hại sẽ cùng UBND các xã, thị trấn họp dân để công bố kết quả thỏa thuận đạt được với Vedan.
 
“Sau khi nhận đủ 53,6 tỉ đồng từ Vedan, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới tạm dừng việc khởi kiện và nông dân sẽ rút đơn kiện” - ông Cường khẳng định.
 
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, đến nay, tỉnh đã xác định được tổng số hộ thiệt hại là 4.770 hộ (trước đây là 5.064 hộ).
 
Còn tổng diện tích thiệt hại thủy sản là 1.754 ha (trước đây là 10.454 ha) nhưng vẫn chưa xác định được tổng mức thiệt hại là bao nhiêu nên chưa thể xem xét việc nhận tiền bồi thường như thế nào.
 
Luật sư Nguyễn Đức, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai, cho biết việc tư vấn, giúp dân khởi kiện Vedan ra tòa hiện vẫn đang tiến hành bình thường.
 
Tuy nhiên, ông Đức lo ngại về mặt pháp lý, nông dân chỉ ủy quyền cho luật sư đại diện giúp dân khởi kiện chứ không  ủy quyền thương lượng, đàm phán với Vedan, do đó hiện nay người dân vẫn còn mơ hồ; việc Vedan đồng ý bồi thường, có hộ muốn kiện, có hộ muốn nhận tiền.
 
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có ý kiến chính thức về số tiền 119,5 tỉ đồng của Công ty Vedan bồi thường cho nông dân tỉnh này.
 
Do đó, theo các luật sư, UBND tỉnh Đồng Nai nên sớm chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ nông dân gấp rút làm thủ tục ủy quyền cho Hội Nông dân hoặc các tổ chức khác để làm đại diện cho nông dân đứng ra nhận và phân phối tiền bồi thường. 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo