Tiếp theo, cần sự nhắc nhở của những người có lương tâm, trách nhiệm và cuối cùng là chế tài xử phạt nghiêm minh.
Tuy nhiên, thực tế tất cả các khâu trên đều còn yếu, trong đó vẫn kiểu mạnh ai nấy lo, miễn rác ra khỏi tay mình, nhà mình là được, bất chấp hậu quả thế nào. Bởi lẽ, nếu làm tốt hoặc lên tiếng cũng là tiếng nói lạc lõng, có khi còn bị mắng chửi, đe dọa nhưng không được bảo vệ, như một cách triệt tiêu cái tốt.
Khâu quan trọng nhất là phát hiện sớm, nhắc nhở, chế tài xử phạt thì không có hoặc không đến nơi đến chốn và yếu kém... Tất cả điều đó đã tạo nên thói quen ăn sâu, rồi thành cái sai tập thể rất khó bỏ.
Vậy lỗi này do đâu? Trước tiên thuộc về người xả rác. Những người có trách nhiệm cũng không thể vô can. Bởi lẽ, đây không phải là lần đầu xảy ra xả rác ở phố đi bộ. Thật ra, nếu lường trước, phát hiện, ngăn chặn kịp thời thì không đến nổi như thế.
Với những ý kiến cho rằng thiếu thùng rác ở nơi công cộng nhưng lượng rác quá lớn, thì không biết bao nhiêu thùng rác mới chứa đủ. Vậy nên, giải pháp tối ưu, lâu dài chính là ý thức của từng người trong việc chung tay giữ gìn môi trường sống xanh - sạch.
Để không tái diễn tình trạng này, phải tìm cho được giải pháp. Không thể để xảy ra mãi việc xả cứ xả, dọn cứ dọn như cái vòng luẩn quẩn.
Cần huy động nhiều ban, ngành, thậm chí là cả hệ thống chính trị, chung tay, sau đó làm đà lan tỏa ra các quận, huyện khác và cả thành phố. Những cơ quan có trách nhiệm mới có đầy đủ công cụ pháp lý trong tay, đầy đủ lực lượng và ban bệ để giải quyết.
Một mình công ty công ích không thể kham nổi khi chỉ một buổi tối đã có hàng ngàn người đua nhau làm sai một cách có hệ thống. Hơn nữa, công ty công ích cũng không phải là nơi ngăn chặn, phòng ngừa hay chế tài.
Nói tóm lại, vấn đề mấu chốt là sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm của những đơn vị liên quan. Nếu xem việc xả rác là hành vi làm bẩn môi trường, làm xấu hình ảnh thành phố cần phải nghiêm trị và đó là trách nhiệm quản lý Nhà nước, thì tự khắc sẽ có biện pháp để xử lý triệt để. Còn nếu xem đây là "chuyện nhỏ" thì tình trạng xả rác bừa bãi sẽ vẫn là chuyện "vũ như cẩn".
Với riêng phố đi bộ, cần có những quy định phù hợp. Chẳng hạn, khi vào đây thì không đem đồ ăn thức uống; hàng quán phục vụ tại chỗ phải có đủ thùng rác, bảo đảm vệ sinh môi trường. Trước tiên, lấy tuyên truyền, vận động, nhắc nhở làm cốt lõi, cuối cùng là xử phạt người không chấp hành.
Bình luận (0)