xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Những lời khai gây chú ý

Trần Thái - Ảnh: Hoàng Triều

(NLĐO) - Ngày 20-9, TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 với phần xét hỏi các bị cáo liên quan quá trình phát hành trái phiếu "khống".

Trong vụ án, 28/33 bị cáo bị xác định là đã hỗ trợ bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vạn Thịnh Phát trong việc phát hành trái phiếu khống.

Những bị cáo này từng giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo tại nhiều đơn vị trực thuộc tập đoàn này như Công ty Natural Land, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Công ty An Đông, Công ty WMC, Công ty Sunny World, Công ty SPG, Công ty Quang Thuận, Công ty VIPD Group, Công ty Acumen, Công ty Setra, Công ty Kiểm toán A&C.

Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Những lời khai gây chú ý- Ảnh 1.

Bị cáo Trương Mỹ Lan

Tại tòa, các bị cáo từng giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo trên đều thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng. Họ giải thích bản thân tham gia phát hành trái phiếu như một phần của nhiệm vụ công việc và không lường trước được hậu quả nghiêm trọng như hiện tại.

Đến ngày kết thúc điều tra, 29-5-2024, cơ quan chức năng đã xác định được 35.315 trên tổng số 35.824 bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Việc xác định được thực hiện thông qua ban hành các thông báo tìm bị hại và các quyết định ủy thác điều tra gửi đến Cơ quan CSĐT Công an tại 58 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Một trong những lời khai gây chú ý là của Bùi Đức Khoa, cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Natural Land. Khoa thừa nhận đã thuê và quản lý khoảng 100 cá nhân theo chỉ đạo của cấp trên để phục vụ cho các hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 

Đặc biệt, trong quá trình phát hành 3 mã trái phiếu do Công ty An Đông phát hành vào các năm 2018 và 2019, bị cáo Khoa đã sử dụng 4 cá nhân để ký chứng từ nộp và rút tiền mặt trong các giao dịch giả mạo. Bị cáo Khoa còn nhờ nhân viên của Công ty Sunny World giả chữ ký của mẹ mình trên các hợp đồng và biên bản thanh lý liên quan đến Công ty SPG, cùng 42 bộ chứng từ liên quan đến các giao dịch khống.

Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Những lời khai gây chú ý- Ảnh 2.

Quang cảnh phiên xử

Bị cáo Khoa thừa nhận đã giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu bất hợp pháp, chiếm đoạt hơn 24.900 tỉ đồng của 30.738 nạn nhân. Mặc dù bị cáo nhận thấy nhiều bất minh trong công việc và muốn dừng lại nhưng không thể được. Bị cáo cũng thừa nhận đã lo sợ khi phải mượn CMND của mẹ để hợp thức hóa hồ sơ, vì phải ký vào nhiều tờ giấy trắng do cấp trên đưa. Dù lo lắng, Khoa tiếp tục sai phạm theo chỉ đạo của cấp trên.

Bị cáo khẳng định đã nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề của mình trong vụ việc.

Bị cáo Hồ Bửu Phương, cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Vạn Thịnh Phát, khai rằng từ năm 2013 đến 31-7-2020, bị cáo chịu trách nhiệm về kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và soát xét hợp đồng thương mại với mức lương 230 triệu đồng/tháng. Phương thừa nhận cáo trạng cáo buộc giúp sức bị cáo Trương Mỹ Lan là đúng nhưng cho rằng mình chỉ làm theo nhiệm vụ, sử dụng kiến thức chuyên môn để phối hợp phát hành trái phiếu. Bị cáo khẳng định mình không biết trái phiếu có thành công hay không và càng không biết nguồn tiền sau đó được sử dụng vào mục đích gì.

Bị cáo Phương bày tỏ bất ngờ khi cơ quan điều tra xác định có hơn 33.000 người mua trái phiếu, vì bị cáo chỉ nghĩ số người mua là vài trăm với tổng giá trị khoảng 100-200 tỉ đồng, chứ không ngờ con số lên tới gần 30.000 tỉ đồng như cáo trạng nêu.

Bị cáo Phương khẳng định không được hưởng lợi gì ngoài tiền lương hàng tháng. 

Kế hoạch phát hành trái phiếu "khống"

Vào tháng 8 năm 2018, khi SCB bị thanh tra bởi cơ quan quản lý, các công ty trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp nhiều khó khăn trong việc xin tín dụng. Tình hình nợ xấu kéo dài làm Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan quyết định sử dụng biện pháp phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ bất hợp pháp. Mục đích của hành động này là huy động tiền từ người dân để trả nợ ngân hàng, đầu tư vào các dự án và phục vụ các mục đích cá nhân.

Từ năm 2018 đến 2020, các nhân sự chủ chốt tại SCB, Vạn Thịnh Phát và Công ty Chứng khoán TVSI đã tổ chức nhiều cuộc họp để lên kế hoạch phát hành trái phiếu "khống" không có tài sản đảm bảo. Họ lựa chọn 4 công ty thuộc tập đoàn gồm An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra để phát hành tổng cộng 25 mã trái phiếu với tổng giá trị lên đến 30.869 tỉ đồng. Bên cạnh đó, sử dụng thủ đoạn tạo ra dòng tiền giả để hợp thức hóa nhà đầu tư sơ cấp cho 8 công ty khác thuộc tập đoàn nhằm đáp ứng điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo