xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa mù thông tin cho bản thân

Trịnh Minh Giang

Trong một cuộc gặp mặt, anh bí thư chi bộ ấp (là cán bộ hưu trí) khơi chuyện, rằng ở địa phương nọ, chẳng biết sao mà để một trường cấp II vốn do huyện quản lý ghép chung với một trường cấp III vốn do sở quản lý, thành ra tréo ngoe, dẫn đến hoạt động chẳng đâu vào đâu, rốt cuộc hiệu trưởng bị kỷ luật, mất chức…

Rồi anh phán: Nhiều khi nhà nước mình tổ chức hoạt động cứ thế nào ấy, muốn làm sao thì làm, chẳng có quy tắc, quy định gì cả; rằng một số cán bộ nhà ta thấy được ấn chức thì nhận mà chẳng biết có đúng hay không. Anh còn nêu cụ thể tên trường, tên xã, tên huyện, khiến nhiều người gật gù rồi bàn thêm vào, nào là một số nơi quản lý yếu kém; giáo dục thì xuống cấp; không ít cán bộ, đảng viên hư hỏng…

Chờ mọi người lắng xuống, một bác lớn tuổi thong thả: "Cái gì không biết chứ chuyện này thì tôi rành, vì tôi cũng trong ngành giáo dục". Mọi người trong cuộc trò chuyện hiểu rõ lý lịch của bác nên đều lặng im, nghe nói tiếp.

Nguyên là tại một xã vùng sâu ở tỉnh nọ, việc đi lại, học tập của trẻ em rất khó khăn. Vì vậy, huyện xin chủ trương của tỉnh mở một trường cấp III chung với cơ sở của một trường cấp II ở xã đó, thành ra có trường cấp II-III. Đây là mô hình theo đúng quy định của nhà nước, đã có từ khá lâu, gắn với những vùng khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, nên không thể nói việc làm này là tùy tiện. Huyện đã hiệp y với sở giáo dục và đào tạo cử một hiệu phó từ một trường cấp III về làm hiệu trưởng, đưa hiệu trưởng trường cấp II tại chỗ làm hiệu phó.

Vấn đề là hiệu trưởng mới này không rành về quản lý cấp II nhưng lại không chịu nghe ý kiến của hiệu phó. Được ít lâu, họ sinh ra mâu thuẫn, mà "phe" của hiệu phó với lực lượng giáo viên tại chỗ thì áp đảo. Thấy vậy, hiệu trưởng mới tìm cách xin thêm người, lấy lý do là năm học sau cấp III có thêm lớp, rồi lôi kéo các giáo viên cấp II, tạo bè cánh.

Trong chi bộ ở trường này thì bí thư là hiệu phó, "đấu" với hiệu trưởng. Giọt nước tràn ly ở chỗ, một trong những giáo viên mới được đưa về lại có dư luận là đã "chạy tiền" cho hiệu trưởng, nên thanh tra vào cuộc. Cuối cùng, hiệu trưởng bị kỷ luật mất chức, hiệu phó thì phải luân chuyển, cấp trên phải đưa người khác về quản lý.

Nghe đến đây, nhiều người vỡ lẽ, thì ra vì bác kia là người trong ngành, lại đang hoạt động có liên quan đến giáo dục nên hiểu rõ nguồn cơn câu chuyện. Nghe vậy, anh khơi mào câu chuyện tỏ ý ngượng nên đứng lên ra về.

Xóa mù thông tin cho bản thân- Ảnh 2.

Một buổi sinh hoạt chi bộ tại phường 16, quận 8, TP HCM. Ảnh: LINH LINH

Từ câu chuyện cụ thể trên, có nhiều điều để ngẫm nghĩ. Đây đó có một số đảng viên thường tỏ ra mình biết nhiều, có ý thức phản biện cao nên khi tiếp cận được thông tin nào, nhất là thông tin trái chiều, có tính tiêu cực, thì lại hào hứng dẫn lại rồi bình luận, phân tích, lắm khi không có lợi cho tổ chức.

Việc khắc phục vấn đề thiếu thông tin cho đảng viên là hết sức cần thiết. Các buổi nghe thời sự định kỳ, trao đổi thông tin trong sinh hoạt chi bộ là rất quan trọng. Đảng viên cũng phải tự xóa mù thông tin cho mình bằng việc nắm thông tin từ các phương tiện truyền thông, tài liệu chính thức, có bộ lọc hẳn hoi, có sự xâu chuỗi, liên kết đầy đủ để nắm đúng và chắc vấn đề; không vội tin khi chưa kiểm chứng đầy đủ, không góp phần làm lan tỏa thông tin sai trái. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo