Thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ được thực hiện từ thời điểm 1-7-2024.
Điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương đối với viên chức, nhất các trường hợp viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế.
Do vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ nhằm đảm bảo tiền lương (bao gồm phụ cấp) của viên chức giáo dục, y tế được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.
Ngoài ra, tại Nghị quyết 104/2023/QH15 cũng đã nêu rõ, từ ngày 1-7-2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Có nghĩa, khi thực hiện cải cách tiền lương cũng đồng thời tăng lương hưu.
Hiện nay, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo công thức quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
Mức lương hưu hàng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Có thể thấy khi mức tăng tiền lương tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, mà mức tăng tiền lương của viên chức y tế, giáo dục sẽ được điều chỉnh cao nhất so với mặt bằng chung. Do đó, mức bình quân tiền lương tháng BHXH của viên chức nghỉ hưu thuộc hai ngành này cũng sẽ cao hơn và sẽ được hưởng mức tăng lương hưu cao nhất.
Bình luận (0)