xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển có hiệu lực

PHAN ANH

(NLĐO)- Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là một trong những chọn lựa đúng đắn nhất, mang tính chiến lược của Việt Nam

Ngày 15-11, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) cùng Báo Pháp luật TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam".

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS-TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, đồng Trưởng Ban Tổ chức hội thảo, cho biết cách đây đúng 30 năm, ngày 16-11-1994, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 chính thức có hiệu lực sau khi được quốc gia thứ 60 phê chuẩn.

30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển có hiệu lực- Ảnh 1.

PGS-TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật phát biểu khai mạc hội thảo; Ảnh: BTC

Theo PGS-TS Hoàng Công Gia Khánh, UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý để các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển.

Tuy nhiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho rằng UNCLOS 1982 cần phải thay đổi để tiếp tục hoàn thiện, nhằm phát huy giá trị pháp lý quốc tế phổ quát của UNCLOS trong hiện tại và tương lai.

Bởi có sự thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ hàng hải, hàng không; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên biển và đại dương; biến đổi khí hậu; sự phát triển của thương mại quốc tế; sự thay đổi nhanh chóng của địa chính trị quốc tế…

Phát biểu tại hội thảo, nhà báo Mai Ngọc Phước, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM, Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP HCM, đồng Trưởng Ban Tổ chức hội thảo, nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực biển Đông, đứng trước những biến động to lớn trong môi trường chính trị - an ninh quốc tế, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần phát biểu rằng Việt Nam chọn chính nghĩa.

30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển có hiệu lực- Ảnh 2.

Nhà báo Mai Ngọc Phước, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM, Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP HCM, phát biểu tại hội thảo; Ảnh: BTC

Theo nhà báo Mai Ngọc Phước, UNCLOS 1982 là một trong những chọn lựa đúng đắn nhất, mang tính chiến lược của Việt Nam kể từ khi đặt bút ký tham gia và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn cách đây đúng 30 năm cho đến hiện nay. Trong thời điểm thế giới xảy ra nhiều biến động thì giá trị của UNCLOS 1982 càng phát huy giá trị.

Nhận định nhiều thách thức trong thực hiện UNCLOS 1982 giai đoạn hiện nay, Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP HCM kỳ vọng những góp ý, hiến kế tại hội thảo sẽ giúp Việt Nam tiếp tục theo đuổi một cách hiệu quả UNCLOS 1982 trong những thập niên tiếp theo, nhất là khi đặt trong bối cảnh tranh chấp ở biển Đông còn phức tạp, việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền sẽ là chặng đường còn dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực, sự quyết liệt, linh hoạt và khéo léo từ phía Việt Nam cũng như sự thiện chí, tinh thần hợp tác từ các quốc gia khác.

Chia sẻ góc nhìn về việc áp dụng UNCLOS trong báo chí, Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP HCM Nguyễn Thái Bình cho rằng báo chí cần tập trung khai thác nhiều hơn nữa các giải pháp từ UNCLOS khơi gợi. Từ đó, tạo ra những tuyến bài phân tích, chuyên sâu, toàn diện, có giá trị xây dựng, góp phần kiến tạo hòa bình tại biển Đông.

30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển có hiệu lực- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP HCM

Tại hội thảo, vấn đề thực thi UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông nhận được nhiều quan tâm của đại biểu, chuyên gia.

TS Nguyễn Toàn Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội, khẳng định trong quá trình giải quyết tranh chấp trên biển thì sợi chỉ đỏ cho việc này chính là pháp luật trên biển và UNCLOS 1982. Việc cam kết và thực thi UNCLOS là nền tảng trong chiến lược của Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi biển và duy trì ổn định tại biển Đông.

Tuy nhiên, trong bối cảnh những thách thức phức tạp từ các yêu sách và hành động phi pháp từ các quốc gia khác, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình.

Do đó, bên cạnh việc tiếp tục thực thi các quy định của UNCLOS, TS Nguyễn Toàn Thắng cho rằng Việt Nam cần tăng cường năng lực bảo vệ và thực thi pháp luật trên biển, duy trì đối thoại và hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực để đạt được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, PGS.TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, nhìn nhận các phương pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình có khá nhiều, cần được lựa chọn vì phương pháp nào cũng có cả yếu tố tích cực và hạn chế.

"Có lẽ nên ưu tiên thương lượng, đàm phán, vì kéo nhau ra tòa sẽ ảnh hưởng đến việc hợp tác quan hệ thương mại giữa các nước láng giềng" - PGS.TS Lê Vũ Nam nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo