xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài học về an toàn trong vận hành đường sắt đô thị

Văn Duẩn

(NLĐO) - Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng những năm gần đây, các sự cố như trật bánh, va chạm hay cháy nổ vẫn có thể xảy ra đối với đường sắt đô thị.

Ngày 17-4, Trường Cao đẳng Đường sắt phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về an toàn trong vận hành đường sắt đô thị.

Bài học về an toàn trong vận hành đường sắt đô thị- Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Ánh Linh

Hội thảo là cơ hội để các cơ quan chức năng cũng như các nhà chuyên môn tiếp cận trực tiếp kinh nghiệm và mô hình "An toàn trong vận hành đường sắt đô thị" của quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời và thành công trong lĩnh vực đường sắt đô thị như Nhật Bản; nâng cao kiến thức, tạo sự chuyển biến nhận thức về công tác đảm bảo an toàn trong vận hành đường sắt đô thị. Trong đó, tập trung vào các cơ chế phòng ngừa tai nạn và sự cố.

Qua đó, các bên cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm rút ra từ các tai nạn và sự cố nghiêm trọng trong quá khứ tại Nhật Bản, cũng như cập nhật thực trạng và phương pháp đào tạo an toàn vận hành đường sắt đô thị tại Việt Nam.

Tại Hội thảo, ông Shiro Hagimori, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về vận hành an toàn đường sắt đô thị với trọng tâm là triết lý "an toàn là ưu tiên hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp".

Ông Hagimori cho biết Nhật Bản từng chứng kiến những tai nạn nghiêm trọng như vụ Mikawashima (1962) và Fukuchiyama (2005), để lại nhiều bài học sâu sắc về phòng ngừa rủi ro.

Dù số vụ tai nạn lớn đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, các sự cố như trật bánh, va chạm hay cháy nổ vẫn có thể xảy ra do lỗi vận hành, thiết bị hoặc tác động thiên tai.

Là doanh nghiệp đường sắt lớn nhất Nhật Bản, mỗi ngày JR East vận hành hơn 12.000 chuyến tàu, phục vụ hơn 16 triệu hành khách, công ty tích cực áp dụng mô hình phòng ngừa tai nạn toàn diện theo khung 4M: con người, máy móc, môi trường và quản lý.

Tai nạn đường sắt thường không chỉ do một nguyên nhân, do vậy chỉ thực hiện một biện pháp ứng phó sẽ không hiệu quả và dễ bị tái diễn.

Cách tiếp cận theo khung 4M này cho phép đánh giá và kiểm soát rủi ro theo hướng chủ động và toàn diện, đặc biệt đối với các tai nạn hiếm khi xảy ra nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo TS Trương Trọng Vương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đường sắt, đường sắt đô thị có những đặc thù riêng và khác biệt với hệ thống đường sắt quốc gia hiện hữu. Đường sắt đô thị luôn hoạt động với tần suất cao, khối lượng vận chuyển lớn; được điện khí hóa và có hạ tầng tách biệt (như cầu cạn, hầm ngầm). Vì vậy, kinh nghiệm xử lý sự cố và phòng ngừa tai nạn, rủi ro trong lĩnh vực đường sắt đô thị tại Việt Nam còn gặp khá nhiều hạn chế.

Theo trường Cao đẳng Đường sắt, từ khi khởi động đến nay, các chuyên gia của JICA đã tổ chức nhiều lớp đào tạo chuyển giao kiến thức và kỹ thuật cho hơn 50 cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Đường sắt, bao gồm các chuyên ngành như an toàn, đầu máy toa xe, công trình kiến trúc, quản lý nhà ga, lái tàu.

Ngoài ra, đã có hơn 30 cán bộ, giảng viên Việt Nam được cử sang Nhật Bản tham gia các khóa đào tạo, tham quan và trao đổi thực tế tại các nhà ga, trung tâm điều độ, cơ sở bảo trì và trung tâm đào tạo của các doanh nghiệp vận hành đường sắt như Tokyo Metro và JR East…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo