Cháu Trần Trung Huy (ảnh nhỏ) và hiện trường nơi xảy ra sự cố điện giật
Câu trả lời này chỉ duy nhất ngành điện mới có thể lên tiếng. Thế nhưng sau khi vụ việc xảy ra, sau khi báo chí lên tiếng thì ông này đổ cho bà nọ, bà nọ lại chỉ chú kia…và cuối cùng trách nhiệm là “chung quy cũng tại ông trời”.
Trời mưa mới xảy ra sự cố phóng điện trong nước gây chết các em. Trời nắng thì đâu xảy ra chuyện. Thế nên mới có chuyện sau vụ đầu ngành điện vẫn yên tâm với chuyện đi thu tiền điện và nghĩ ra những lý do hợp lý để giải trình khi đề xuất tăng giá điện.
Còn chuyện của điện lực Chợ Lớn lỡ tắc trách thì để cho bên này tự xử. “Ai xui nấy chịu” là câu slogan chắc hẳn dành cho người dân đi trong mưa nhưng lỡ bị phóng điện và cho cả công ty điện lực nào “bị nạn”; nên đâu vẫn vào đấy sau gần một tháng.
Điều mà người dân quan tâm là ai sẽ chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn điện thì vẫn còn là ẩn số. Sau cái chết của em Cồ Quốc Duy chưa có ai bị khởi tố vì sự tắc trách này. Có chăng chỉ là 2 vị của Xí nghiệp chiếu sáng số 2 bị đình chỉ chức vụ.
Trách nhiệm của bên điện lực Chợ Lớn , của các vị lãnh đạo ngành điện ở đâu sao không thấy lên tiếng? Hay chỉ là vài chục triệu đồng tiền phúng điếu và “ngành điện xin thành thật chia buồn” như đã xảy ra với cái chết của một nữ công nhân Công ty kềm Nghĩa. Trước những vụ tăng giá điện thì 5, 7 vị lên tiếng điều trần, phân bua; còn khi sự việc xảy ra thì chẳng ai lên tiếng.
Nếu tội ác của sự vô trách nhiệm vẫn chưa được xử lý thì sẽ còn rất nhiều người bị xui, rủi khi ra đường và phải chấp nhận đánh bạc với số phận của mình hàng ngày.
Nếu biết rằng không thể kiểm tra được việc rò rỉ phóng điện thì mong rằng ngành điện nên ghi “thòng” thêm một câu trong hợp đồng mua bán điện, để phòng bất trắc cho cả hai, rằng là: “Trời mưa, bên A yêu cầu bên B và người nhà, (bao gồm cả người ở xa đến) không ra khỏi nhà để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc. Nếu có xảy ra sự cố gì chúng tôi hoàn toàn... không chịu trách nhiệm”.
Bình luận (0)