Chà đạp lên lịch sử
Tháng 12-1956, tôi là trưởng tổ Đảng trại E, nơi tổ chức lực lượng xung kích vượt ngục. Lúc tù nhân phá cửa tràn ra, do tay không cướp súng của địch nên nhiều anh em bị bắn chết. Còn trong các trại tù khác, khi bị tra khảo, đánh đập đến chết, địch đem xác tù nhân chôn phía sau đường ray xe lửa. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa khai quật tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thì đã bị phá đi hết cả.
Khi còn là bí thư tỉnh ủy (1973-1976), tôi đã đề nghị lực lượng công an canh gác cẩn thận và chuẩn bị có kế hoạch gìn giữ nhà lao Tân Hiệp, cải tạo thành một di tích văn hóa lớn để những người không có điều kiện thăm nhà tù Côn Đảo có thể đến đây tham quan. Bởi đây là nhà tù lớn nhất miền
Cuối năm 1993, khi có văn bản của phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Huỳnh Văn Tiếp bán đất nhà lao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam với giá 3,9 tỉ đồng, Hội Cựu chiến binh TP Biên Hòa đã kiến nghị các ban, ngành Trung ương và tỉnh giữ lại di tích trại giam. Lúc đó, nơi đây đang chuẩn bị xây bia tưởng niệm 22 đồng chí bị địch bắn chết tại khu vực này. Mặc dầu vậy, người ta vẫn phớt lờ. Những năm qua, nhiều tổ chức và cá nhân ở tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị quyết liệt giữ lại khu đất nhà lao Tân Hiệp, phục dựng lại chứng tích lịch sử này theo nguyên trạng để làm di tích lịch sử và nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau. Thế mà...
Nguyễn Văn Thông (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa, 1973-1976)
Mất đi một chứng tích về truyền thống yêu nước
Nhà lao Tân Hiệp có diện tích 46.520 m2 với 8 trại giam, trong đó có 5 trại giam những người tù cộng sản. Đặc biệt, ở nhà lao này còn có cả các phòng “cải hối”, “chuồng cọp”. Nhưng sau khi cắt đất bán cho ngân hàng thì diện tích của nhà lao chỉ còn 1.600 m2 với 1 lô cốt, cổng, 2 nhà kho cất vũ khí... Như vậy, nhà lao đã bị phá dỡ khoảng 15 hạng mục gồm: 6 trại tù “chuồng cọp”, 8 pháo đài, chòi canh, nhà giám thị... Phần lớn các hạng mục của nhà lao đã bị phá bỏ chỉ vì lợi ích vật chất cục bộ của địa phương mà quên đi giá trị lịch sử to lớn của nó. Việc bán khu đất hàng ngàn mét vuông của khu di tích nhà lao Tân Hiệp đã phủ nhận mọi cống hiến của ông cha, những người đã nằm xuống để giành lại độc lập cho dân tộc. Giờ đây, khu di tích lịch sử này bị phá bỏ, mất đi một chứng tích để giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. Đừng quên rằng tinh thần yêu nước, không chịu khuất phục trước kẻ thù của cha ông đã giúp thế hệ sau nhìn vào đó mà học tập, gìn giữ và phát huy tinh thần dân tộc.
Huy Hoàng (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Đi ngược truyền thống đạo đức
Nhà lao Tân Hiệp được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1994. Nhưng vừa qua, khu đất nhà lao đã được UBND tỉnh Đồng Nai bán cho Ngân hàng Công thương Việt
Hùng Dũng (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Bình luận (0)