Chơi để giải trí, lành mạnh, đó mới là điều lợi ích mà game đem tới. Tôi cũng có con trai. Tôi cũng theo con tôi mua máy tính quardcore 4 nhân card màn hình 512 để cho cháu chơi game. Tôi chở cháu đi mua game, tôi chia sẻ ý kiến của mình về game với cháu.
Tôi giải thích cho cháu game là từ tiếng Anh dịch ra tiếng Việt nghĩa là "trò chơi". Tôi cũng định hướng cháu chơi với máy tính từ năm 2 tuổi, giờ cháu đã 10 tuổi, dù vậy năm nào cũng đứng nhất lớp. Cháu không hề đòi phải mua card để nạp, mua bảo bối hay bất cứ vật gì từ game. Cháu tự chơi và ngừng chơi khi cần thiết.
Tôi nghĩ, lỗi là ở chúng ta, những người lớn quá “đam mê” kinh doanh quên tác hại, mà nói xin lỗi hơi nặng một chút là kinh doanh thiếu đạo đức. Nếu đánh giá tác hại của game cần xét cho kỹ mọi vấn đề, đừng nên theo cảm quan. Game cũng chỉ là trò chơi giải trí. Các công ty đem nó ra kinh doanh để thu lợi nhuận và càng muốn lợi thu được cao, thế là bất chấp những tác động xấu.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của báo Người Lao Động Online về việc "Game online thật sự hủy hoại giới trẻ?" 65% bạn đọc (3.223/4.986 ý kiến) cũng nhận định rằng: "Không đúng. Nhận định trên quá cực đoan, game online có hại hay không là do khả năng tiết chế của mỗi người. Chỉ 3% ý kiến cho rằng nghiện game cũng khó bỏ như nghiện... ma túy vậy!
|
Trách nhiệm thuộc về các ngành chức năng quản lý duyệt và cấp phép có những biện pháp chấn chỉnh việc kinh doanh game online chứ không phải trách nhiệm của các đại lý internet có game online. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần có biện pháp ngăn chặn việc tổ chức các trò chơi, ra các điều kiện bắt nạp tiền, nạp card như thế mới mong ngăn chặn được những hệ lụy xấu do game gây ra.
Lê Hùng Tuấn
Bình luận (0)