
Tôi thật sự lo lắng khi các kỹ sư thiết kế lại có thể tạo mẫu để miệng của cống lại thò ra đường quá nhiều như thế. Anh kỹ sư nọ dốt hay có ý tưởng gì cao siêu thì không biết nhưng không hiểu sao là những bản vẽ thiết kế siêu ý tưởng này lên cửa này, cấp nọ vẫn được thông qua như thường.

Trách nhiệm: Nơi này chỉ nơi nọ
Liên quan đến “cái bẫy cống” gây tai nạn đã nêu có sự liên quan của nhiều đơn vị chức năng như: Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP (Trung tâm chống ngập), Công ty Quản lý đường sắt Sài Gòn…
Đại diện các đơn vị trên đã nói gì?
Đây là sự cố đáng tiếc. Ngày 11-10, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm chống ngập kiểm tra hiện trường để xác định xem tuyến cống này thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị nào. Về việc đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa, chúng tôi đã được Sở GTVT yêu cầu kiểm tra, có biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, trách nhiệm đối với những sự cố như trên không phải của Khu Quản lý giao thông đô thị số 2.
Ông LÊ NGỌC HÙNG, Phó Giám đốc Khu Quản lý giao thông
đô thị số 2, được giao quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị địa bàn quận Thủ Đức Vị trí cống cách đường sắt độ chỉ 1 m, rất có nhiều khả năng nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt. Tuy nhiên, Trung tâm chống ngập cũng đang rà soát lại pháp lý để xem miệng cống này thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị nào.
Ông ĐỖ TẤN LONG, Trưởng phòng Quản lý thoát nước
thuộc Trung tâm chống ngập TP Chúng tôi mới chỉ nghe báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn. Về vụ tai nạn xảy ra ở “miệng cống chết người” nằm sát mép đường sắt có thuộc phạm vi hành lang an toàn đường sắt hay không thì chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại và thông báo sau.
Ông LÊ HỒNG PHÚC, Phó Giám đốc Công ty Đường sắt Sài Gòn
Chúng tôi đã có trồng cột để cảnh báo rồi xây tấm đan trên miệng cống. Tuy nhiên do mưa lớn quá, nước còn ngập cả gác chắn luôn mà chứ trách nhiệm quản lý cống này là do bên đường bộ.
Ông TRẦN KIM CHI,
Cung trưởng chắn Thuận An, quản lý gác chắn Tô Ngọc Vân (Theo Pháp Luật TPHCM) |
Bình luận (0)