xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VFA đạp lên quyền lợi của nông dân

Sau bài “VFA phớt lờ chuyện bán phá giá” (Báo NLĐ ngày 8-10), nhiều chuyên gia và bạn đọc đã bày tỏ ý kiến không đồng tình về những bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua

VFA chắc chắn“có vấn đề”


Dù chuyện VFA lập “sân sau” hay bán phá giá đến nay mới chỉ là nghi án nhưng các cơ quan hữu quan không nên thụ động chờ theo dõi, sau đó để... chìm xuồng. Trong số các  hiệp hội hiện có ở VN, những năm qua VFA là hiệp hội bị điều tiếng nhiều nhất. Từng bị dư luận chỉ trích qua vụ chỉ đạo ngưng xuất khẩu trong lúc giá gạo thế giới tăng, chậm chân trong vụ sốt ảo gạo giữa năm 2008, độc quyền phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo..., nay VFA lại bị nghi lập “sân sau” và bán phá giá. Tì vết nhiều như vậy, ắt hẳn VFA “có vấn đề”. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ hoặc Thanh tra của Bộ Công Thương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hãy vào cuộc để thanh tra, làm rõ; nếu có sai phạm phải xử lý thích đáng.

Huy Ngọc (TPHCM)


img
Chế biến, đóng gói  gạo ở ĐBSCL chuẩn bị bán ra thị trường. Ảnh: V.T.X


Nâng mức lãi lên 50%


Theo tính toán của tôi, chi phí để nông dân làm ra 1 kg thóc ít nhất là 3.400 đồng. Nếu gặp hạn hán, sâu bệnh, họ phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón... nên giá thành 1 kg lúa có khi tăng đến 5.300 đồng. Tin mới nhất từ VFA, giá thu mua lúa tại ĐBSCL đang là 4.200-4.300 đồng/kg. Đừng tưởng mức này cao, nông dân sẽ có lãi 30% (vì giá sàn doanh nghiệp - DN buộc phải thu mua của nông dân theo quy định là 3.800 đồng/kg). Thực sự, người trồng lúa ít khi có lời hoặc lời rất ít.


Với chi phí đầu vào 3.400 đồng/kg, để nông dân có lãi 30% thì giá thu mua phải là 4.420 đồng/kg. Gặp lúc thất bát, giá thành 1 kg lúa bị đẩy lên 5.300 đồng/kg như nêu trên, nông dân lỗ nặng. Vì vậy, phải nâng mức lãi lên tối thiểu 50% thì nông dân mới có cơ may thoát nghèo. Để được như vậy, DN phải nâng cao năng lực đàm phán, tìm kiếm hợp đồng với giá tốt nhằm nâng mức thu mua lúa cho nông dân, tăng lợi tức cho bản thân DN. Đồng thời, người trồng lúa cần được hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách khuyến nông, kỹ thuật, chi phí phơi sấy... để giảm chi phí sản xuất.

Võ Tòng Xuân (An Giang)


Đánh vào lợi nhuận DN phá giá


Hiệp hội Lương thực VN (VFA) được giao toàn quyền trong xuất khẩu gạo, trong đó cầm trịch là hai tổng công ty Nhà nước gồm Vinafood 1 và Vinafood 2. Nếu chuyện các DN thành viên VFA bán phá giá là có thật, gây tác hại lớn, tại sao hai tổng công ty này không vì quyền lợi kinh tế của đất nước, của nông dân mà chống bán phá giá?

VFA phớt lờ chuyện phá giá ắt hẳn có lý do. Một là bênh cho “gà nhà”. Hai là nếu thẳng tay chống phá giá, VFA sẽ bị thiệt hại do lợi nhuận giảm; nếu không chống thì lợi nhuận được giữ nguyên, chỉ có nông dân bị thiệt. Thế nên, VFA không có động lực để chống bán phá giá.


Các quy định hành chính hiện nay của VFA về chống bán phá giá chỉ mang tính phụ trợ. Để triệt nạn này, cách hay nhất là đánh vào lợi nhuận của các DN vi phạm.


Hoàng Kim (Tân Hồng, Đồng Tháp)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo