xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai bảo vệ nhân viên y tế?

Nhóm phóng viên

Dù các bệnh viện tăng cường lực lượng bảo vệ, camera giám sát nhằm ngăn ngừa côn đồ tấn công nhưng nguy cơ và nỗi bất an vẫn thường trực với nhân viên y tế

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Y tế, khoảng 5 năm nay, có khoảng 30 vụ hành hung nhân viên y tế xảy ra tại các bệnh viện (BV) trong cả nước. Tại một cuộc hội thảo về an ninh BV mới đây, lãnh đạo Bộ Y tế cũng thừa nhận tình hình an ninh trật tự tại các cơ sở y tế rất phức tạp. Đặc biệt, tình trạng nhân viên y tế bị bạo hành trong BV có xu hướng gia tăng với mức độ ngày càng nguy hiểm.

Tự bảo vệ

Tâm sự với chúng tôi, bác sĩ (BS) Phan Ngọc Hùng, Giám đốc BV Đa khoa An Phước (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết sau khi xảy ra việc côn đồ xông vào truy sát bệnh nhân đêm 10-10, BV đã thuê thêm lực lượng bảo vệ bổ sung cho Phòng Cấp cứu, lắp thêm camera giám sát nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời bởi nếu gặp các đối tượng hung hãn, manh động thì lực lượng này khó có thể đáp ứng.

BS Đinh Tấn Hùng, Trưởng Phòng Hành chính quản trị BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, thừa nhận đã trang bị khá tốt hệ thống an ninh; kiến thức phòng chống tội phạm cho bảo vệ; đường dây nóng để cấp báo các trường hợp gây rối; ký kết quy chế phối hợp với công an... nhưng “không ngày nào mà không lo”. Còn BS Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc BV Đa khoa khu vực Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), thở dài: “Giờ mình phải tự bảo vệ vì nhiều sự việc tương tự xảy ra nhưng lực lượng công an thường đến chậm. Chúng tôi phải đào tạo nghiệp vụ cho bảo vệ, lắp đặt thêm cửa nhôm ngăn cách giữa bệnh nhân và người nhà...”.

 

Bảo vệ Bệnh viện Trưng Vương đi kèm người nhà bệnh nhân khi vào Phòng Cấp cứuẢnh: ANH THƯ
Bảo vệ Bệnh viện Trưng Vương đi kèm người nhà bệnh nhân khi vào Phòng Cấp cứuẢnh: ANH THƯ

 

Thẳng thắn khi nói về vấn đề này, ông Phan Vũ Nhân, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên, cho biết BV nào cũng có bảo vệ đứng ở các vị trí được phân công rồi camera giám sát nhưng không ăn thua. “Bây giờ, anh em phải bảo vệ tính mạng đã rồi mới điện thoại đến công an nhờ can thiệp” - ông Nhân nói. Ông Nhân phân tích thêm là dù Sở Y tế Phú Yên có quy chế phối hợp với lực lượng công an nhưng lắm lúc công an yêu cầu bảo vệ BV giải quyết trước mà lực lượng bảo vệ chẳng dám làm gì với các nhóm côn đồ hung hãn.

Lường trước nguy cơ

Trên thực tế, nhằm đề phòng những vụ tấn công BV, hành hung nhân viên y tế, nhiều BV đã triển khai các biện pháp phòng ngừa khá hữu hiệu. Tại Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai, ngoài việc tăng cường đội ngũ bảo vệ, BV phối hợp với cơ quan công an cắt cử người “cắm chốt” tại khu vực này. Ở BV Từ Dũ, lực lượng bảo vệ dày đặc, luôn “hỏi han” kỹ những người ra vào, quy trình an ninh từ khoa đến cổng BV khá nghiêm ngặt, đôi lúc “rắc rối” nhưng lại là lớp bảo vệ an toàn cho hoạt động của BV. Tương tự, tại BV Chợ Rẫy, công tác phối hợp giữa các y - BS với đội ngũ bảo vệ, công an địa phương khá chặt chẽ nên từ trước đến nay chưa có sự cố nào nghiêm trọng.

Là nơi thường xuyên tiếp nhận giám định tâm thần cho nhiều người, trong đó có tội phạm hình sự và những người có vấn đề tâm thần, nguy cơ nhân viên y tế bị tấn công khá cao, tuy nhiên, Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần khu vực TP HCM đến nay vẫn chưa ghi nhận tình huống nhân viên y tế bị tấn công, một phần do hệ thống an ninh khá chặt chẽ.

ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, giám đốc trung tâm, cho biết diện tích trung tâm không lớn nhưng lượng camera an ninh khá dày đặc; tại mỗi phòng giám định, ngoài 2 giám định viên còn có 1 điều dưỡng, 1 nam nhân viên ngồi giám sát, 1-2 bảo vệ trước cửa phòng.

Ngoài ra, theo nhiều BS, “biện pháp an ninh” hay còn gọi là “vũ khí phòng thân” khá hữu hiệu chính là nghiệp vụ, tấm lòng, thái độ và cách giải quyết tình huống khéo léo của y - BS. “Quan trọng là phải bình tĩnh và quan sát kỹ đối tượng” - ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang nói. Một vị bác sĩ khác công tác gần 40 năm trong vai trò BS cấp cứu chia sẻ: “Dù làm theo quy trình nhưng đôi khi y - BS cũng phải để ý đến tâm trạng, thái độ của bệnh nhân và người nhà. Đừng bỏ qua những nét cau có, căng thẳng trên khuôn mặt họ. Không tốn thời gian lắm cho một lời hỏi han, giải thích bởi khi họ nhìn thấy người thầy thuốc dù đang căng thẳng làm việc mà vẫn cố gắng ôn tồn, dành thời gian giải thích với họ, họ sẽ dịu lại ngay”.

 

Website chống bạo hành y tế

Đại diện Bộ Y tế cho rằng nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo hành nhân viên y tế là do đạo đức xã hội xuống cấp; sự manh động của một số đối tượng; cấu trúc hạ tầng an ninh bệnh viện chưa bảo đảm; khung pháp lý chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, một phần do tính chuyên nghiệp, giao tiếp, ứng xử... của người thầy thuốc chưa cao.

Vừa qua, một nhóm BS đã lập website chống bạo hành y tế ở địa chỉ www.chongbaohanhyte.com. Tại trang web này, mọi người có thể đưa ra các nhận định về nguyên nhân, cách phòng chống hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế; đóng góp những kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm triệt tiêu những hành vi bạo hành...

N.Dung

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo