xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ám ảnh nỗi đau phá thai khi còn trẻ: Tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh

Anh Thư

Điều trẻ cần là được hướng dẫn cách xử lý, kiềm chế những xúc cảm thôi thúc đang khiến trẻ bối rối. Hãy cho trẻ biết đó là vấn đề sinh lý bình thường; tuyệt đối không la mắng, chỉ trích

Chị P.T.H lặng lẽ nhờ giới thiệu giúp một bác sĩ (BS) sản phụ khoa có phòng khám "kín đáo". Con gái chị, một cô bé 12 tuổi luôn học giỏi và tuân theo sự giáo dục khắt khe của mẹ, vừa mới thú nhận có "yêu" bạn trai lớn hơn 1 tuổi và bị trễ kinh.

Dạy sức khỏe sinh sản khi mới dậy thì

Thủ thỉ với tôi, cô bé cho biết 1 năm nay, cô cảm thấy rất "lạ" khi gặp người bạn trai ấy nhưng không dám nói với mẹ. Rất may, cô bé không có thai mà chỉ trễ kinh do hoảng sợ và lo lắng quá độ sau lần làm "chuyện người lớn". "Tôi khuyên bé đừng làm lại chuyện đó khi còn đi học và cố khuyên mẹ cô bé đừng la mắng nữa nhưng chị ấy bảo thủ quá…" - vị BS khám cho cô bé thở dài.

BS Nguyễn Ngọc Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, nhận định tuổi dậy thì ngày càng sớm đang là xu hướng chung trên thế giới. Dậy thì khi còn quá nhỏ khiến trẻ hoang mang, bối rối trước những thay đổi về tâm sinh lý. Sẽ thật nguy hiểm nếu cha mẹ, thầy cô, người chăm sóc vẫn xem các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản là "vùng cấm".

"Trẻ cần được dạy các kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản ngay khi bắt đầu dậy thì, cho dù lúc đó là những năm cuối bậc tiểu học. Ban đầu hãy dạy con cách vệ sinh cơ thể, những thay đổi trong cơ thể, những cảm xúc, thôi thúc không có gì là tội lỗi mà đơn giản là vấn đề sinh lý. Tiếp đó, dạy con kiến thức sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn. Điều trẻ cần là được hướng dẫn cách xử lý, kiềm chế những xúc cảm thôi thúc. Nhiều khi phản ứng thái quá của cha mẹ là nguyên nhân khiến con nổi loạn, cố làm ngược lại" - BS Thông cảnh báo.

BS Ngô Thị Yên, Trưởng Khoa Kế hoạch gia đình Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP HCM), cho biết lý do mà bà hay gặp nhất ở các cô gái 16-20 tuổi là "Em không nghĩ mình có thai vì "chỉ bên ngoài", "Em có uống thuốc nhưng vẫn có thai"… Điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên.

Theo BS Yên, việc giáo dục giới tính trong nhà trường là cần thiết, bao gồm vấn đề tình dục an toàn. Phải nói kỹ về các biện pháp tránh thai vì tình dục là chuyện bản năng, hơn nữa, sự phát triển của mạng thông tin, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố khác đã khiến tuổi dậy thì đến sớm hơn. Trong tư vấn về tình dục an toàn - biện pháp tránh thai cho tuổi vị thành niên thì "không quan hệ tình dục sớm" cũng là một trong các biện pháp.

Ám ảnh nỗi đau phá thai khi còn trẻ: Tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh - Ảnh 1.

Giờ cơm của những bà mẹ đơn thân ở nhà tạm lánh Mai Tiến. Ảnh: Ý LINH

Hãy đến các cơ sở y tế chính thống

Trong năm 2017, BV Từ Dũ tiếp nhận 851 ca phá thai là trẻ vị thành niên (chiếm 4,45%). Thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở tất cả các điểm được phép thực hiện thủ thuật phá thai thì tỉ lệ phá thai vị thành niên năm 2017 là 1,04%.

Các BS sản khoa khuyên nếu chuyện lỡ lầm xảy ra, hãy đến BV và các cơ sở y tế chính thống để được thực hiện thủ thuật an toàn. Ở tất cả các cơ sở y tế, thông tin bệnh nhân luôn được bảo mật theo luật định. Quy trình tư vấn phá thai của BV Từ Dũ luôn có nội dung tư vấn áp dụng ngay biện pháp tránh thai sau phá thai ngoài ý muốn. "Phá thai không đơn giản là nằm lên bàn làm thủ thuật. Đó còn là cơ hội nhắc nhở họ làm sao để điều đau khổ đó đừng lặp lại, nói cho họ biết những hệ lụy về mặt sức khỏe sinh sản, tâm lý mà mỗi lần leo lên bàn thủ thuật, họ phải gánh càng nặng thêm. Chính BS là người có lợi thế để làm điều đó" - BS Nguyễn Ngọc Thông nói.

Theo bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, ngoài việc ngày một đa dạng hóa và phổ biến các biện pháp tránh thai, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ nữ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, nữ công nhân, chi cục còn mở một Phòng khám Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình (số 823 Hồng Bàng, phường 9, quận 6, TP HCM) và mô hình 9 điểm tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Phòng khám này hoàn toàn miễn phí, tư vấn trực tiếp, qua điện thoại và email; khám tại chỗ, khám ngoại viện và truyền thông cho sinh viên, nữ công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp, xí nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn TP.

Ngoài ra, nếu gặp rắc rối, có thể tìm đến hoặc gọi điện thoại đến những điểm tư vấn của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM theo danh sách từ đường link sau: http://dansohcm.gov.vn/dia-chi-tu-van/. 

Dễ rối loạn tâm thần

ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực TP HCM, nhận định chính sự miệt thị, chỉ trích của cộng đồng làm cho những người từng phá thai cảm thấy lo sợ, tự ti. Một số người dần hình thành tâm trạng trầm cảm, lo âu, mất ngủ, suy nghĩ lệch lạc, thậm chí dẫn đến rối loạn tâm thần.

ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng vai trò của người thân rất quan trọng trong việc làm nhẹ gánh tâm lý của người phá thai. Hãy quan tâm chia sẻ với họ nhiều hơn để giúp họ cởi mở, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Đối với phụ nữ sau phá thai, nếu thấy có biểu hiện trầm cảm, buồn bã lo âu kéo dài, hãy đến BS chuyên khoa tâm thần ngay.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 3-7

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo