xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

An toàn phải được đặt lên đầu

Chung Thanh Huy

Rất khó để tính toán được những rủi ro, mất mát ở môn thể thao đòi hỏi cao như Ultra Marathon. Bởi đường đua của giải trail luôn có núi cao, vực sâu, đất đá, suối chảy, mưa nắng dọc đường.

Theo thông báo từ Ban Tổ chức (BTC) Giải Marathon quốc tế Dalat Ultra Trail 2020, việc vận động viên (VĐV) thi đấu bị lũ cuốn trôi trong cơn mưa lớn chiều 20-6 là tai nạn hy hữu và là điều đáng tiếc. Với VĐV dự giải, đây là một giải chạy không an toàn, BTC đã không lường hết được những bất trắc có thể xảy ra.

Kế hoạch ban đầu, giải chạy dự kiến tổ chức vào tháng 3 nhưng do dịch Covid-19 nên phải hoãn. Trước áp lực đăng ký tham dự đông, tháng 6, Giải Dalat Ultra Trail 2020 được tổ chức với sự tham dự của 6.200 VĐV. Trong khi Đà Lạt đang vào mùa mưa, thổ nhưỡng đất đỏ bazan trơn và sình lầy, kèm theo nhiều con dốc nối tiếp nhau sẽ bào mòn sức của VĐV.

Nhiều VĐV đã tham gia Dalat Ultra Trail 2020 cho biết số lượng người hướng dẫn của BTC cùng số check point (nơi tiếp tế đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm) hạn chế hơn mọi lần. Đáng nói hơn, khi mưa lớn trong rừng, nước dâng cao ở các suối vẫn không có lệnh dừng thi cho đến khi có tai nạn chết người.

Trước đó, VĐV được yêu cầu ký trong biên bản xác nhận miễn trừ trách nhiệm khi tham gia Dalat Ultra Trail hằng năm với điều khoản được ghi rõ: "Tôi xác nhận và hiểu rằng khi tham gia sự kiện, tôi có thể bị thương về thể chất hoặc tinh thần hoặc tử vong về các lý do khác nhau...". BTC không thực hiện kiểm tra thể trạng VĐV.

Cũng có ý kiến cho rằng trách nhiệm cần được nhìn từ 2 phía. BTC phải bảo đảm an toàn cho người tham dự, VĐV cũng cần trang bị kỹ năng và kinh nghiệm để bảo vệ mình trước nhiều tình huống bất trắc.

Thực tế cho thấy bên cạnh những VĐV có sự chuẩn bị nghiêm túc, kỹ càng mọi mặt để tham gia giải đấu, vẫn có VĐV tham vọng vượt ngưỡng bản thân cho dù chưa hẳn đã có sự chuẩn bị đầy đủ về thể chất. Họ cũng không biết cách dừng lại khi cơ thể kiệt quệ. Thậm chí, một số người tham gia cho vui như một chuyến du lịch trải nghiệm. Điều này có thể khiến nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra.

Rất khó để tính toán được những rủi ro, mất mát ở môn thể thao đòi hỏi cao như Ultra Marathon. Bởi đường đua của giải trail luôn có núi cao, vực sâu, đất đá, suối chảy, mưa nắng dọc đường. Ở những chỗ đường khó đi, theo các VĐV kinh nghiệm, không nên đi một mình mà nên chờ VĐV khác đi cùng, dắt nhau qua suối, leo - đổ dốc... Ngoài ra, phải chuẩn bị chu đáo, từ tập luyện chăm chỉ đến tìm những địa điểm tương tự để cơ thể làm quen với thời tiết, địa hình… Quan trọng hơn nữa, VĐV nên tìm hiểu về kỹ năng sinh tồn, cách đối phó những tình huống có thể xảy ra.

Trong những năm qua, phong trào chạy đường dài phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Bên cạnh những giải chạy marathon đường phố, hệ thống giải marathon, siêu marathon trên các vùng núi được mở rộng, thu hút hàng ngàn VĐV dự thi. Nhất là sau thời gian tạm ngưng vì mùa dịch Covid-19, các hoạt động đã quay lại mạnh mẽ hơn trước cùng sự hào hứng tham gia của hàng ngàn VĐV. Thiết nghĩ, sau sự cố đáng tiếc lần này, các cơ quan quản lý, các nhà tổ chức, chuyên môn các giải chạy bộ, các môn thể thao mạo hiểm cần rà soát lại việc tổ chức, bảo đảm an toàn hơn cho VĐV. Tránh để lặp lại nỗi đau này!


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo