xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo hiểm xã hội: Sao không phải là "ngân hàng nhân ái"?

TUẤN ANH

(NLĐO)- Nên chăng cho người lao động tạm ứng tiền. Khi nào có điều kiện, họ sẽ hoàn lại, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để có sự yên tâm được nhà nước quan tâm lúc về già

Năm 2005, tôi đỗ đại học. Học tới năm thứ 2, các khoản tiền phải chi cho ăn uống, thuê trọ, mua tài liệu, học phí… khiến gia đình tôi luôn chìm vào nỗi muộn phiền. Ai cũng lo vì chưa biết xoay xở ra sao.

Thật may, hồi ấy Chính phủ ban hành quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, học sinh, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề mà hoàn cảnh khó khăn thì được vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội để trang trải một phần chi phí cho việc học tập, sinh hoạt với các điều kiện ưu đãi.

Chính sách ấy ra đời thực sự là cứu cánh cho những người học có gia cảnh không dư dả như tôi. Đến nay, đã có nhiều nhân lực trưởng thành và có chất lượng nhờ vào sự hỗ trợ như trải thảm lên con đường học tập ấy.

Tôi nhớ đến ký ức đầy nhân văn trên trong buổi chiều muộn 7-12, khi đọc thông tin trên báo chí về việc người dân nhiều nơi tại TP HCM thức trắng đêm để rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống sau khi cơn bão COVID-19 vừa đi qua và tết đã cận kề. Không ai muốn "gặt lúa non" nhưng tình thế buộc họ phải lựa chọn khước từ một hình thức đảm bảo yên tâm khi tuổi già.

Bảo hiểm xã hội: Sao không phải là ngân hàng nhân ái? - Ảnh 1.

Công nhân Công ty TNHH Tashua (KCN Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM) bị cho thôi việc vì doanh nghiệp không có đơn hàng (Ảnh: Cao Hường)

Người thất nghiệp buộc phải rút bảo hiểm một lần dường như chưa có dấu hiệu dừng. Riêng tại TP HCM, lao động chọn rút bảo hiểm một lần xuất hiện nhiều ở TP Thủ Đức, quận 12, Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh (nơi trú đóng nhiều công ty, nhà máy) ... Vì điều ấy, Bảo hiểm xã hội liên tục đưa ra khuyến cáo người lao động hãy vì lợi ích lâu dài mà cân nhắc việc trên. Nhiều cơ quan trung ương liên tục vào cuộc, đưa ra hàng loạt giải pháp nhưng hiệu quả chưa thực sự rõ ràng.

Bởi cách để người lao động có tiền sinh sống sau thời gian gồng mình trước đại dịch và phía trước là tết thì chưa thấy. Họ không thể sống bằng những lời động viên "chịu khó, cố gắng, vững tin, vì cuộc sống không phụ thuộc con cháu sau này…"

Sống bằng niềm tin rằng tương lai có sổ hưu trí đã khó, sống bằng việc không có tiền ở hiện tại lại càng khó. Câu hỏi đặt ra là Bảo hiểm xã hội đã làm tròn trách nhiệm của một thành tố trong hệ thống an sinh, đó là vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vừa chu toàn việc tái tạo tinh thần cũng như đời sống vật chất của họ?

Nên chăng, thay vì để người lao động có hoàn cảnh khó khăn rút bảo hiểm một lần rồi cắt bỏ sự ràng buộc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có chính sách (hoặc đề xuất cấp cao hơn ra chính sách) cho người lao động tạm ứng số tiền đó. Khi nào có điều kiện, họ sẽ hoàn lại, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để có sự yên tâm được nhà nước quan tâm lúc về già.

Như vậy, về mặt nào đó, cơ quan bảo hiểm giống như một ngân hàng nhân ái của người lao động.

Và như vậy, vừa cho người lao động con cá lại vừa tặng họ chiếc cần câu.

Quay lại kỷ niệm ở trên của tôi. Nhà nước từng cứu nhiều sinh viên khỏi vũng lầy nguy cơ ngừng học bằng sự chí tình của mình. Tại sao biện pháp ấy không thể linh hoạt để áp dụng với những cá nhân mất việc đang tuyệt vọng mơ về khoản tiền mưu sinh hiện nay?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo